Thành viên ngân hàng hơp tác xã là pháp nhân khác phải có mức vốn góp thường niên tối thiểu là bao nhiêu?
- Để trở thành thành viên ngân hàng hợp tác xã thì pháp nhân khác phải đáp ứng điều kiện gì?
- Thành viên ngân hàng hơp tác xã là pháp nhân khác phải có mức vốn góp thường niên tối thiểu là bao nhiêu?
- Thành viên ngân hàng hợp tác xã là pháp nhân khác không góp đủ vốn thường niên có bị chấm dứt tư cách thành viên?
Để trở thành thành viên ngân hàng hợp tác xã thì pháp nhân khác phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 27/2024/TT-NHNN về điều kiện để trở thành thành viên ngân hàng hợp tác xã như sau:
Điều kiện để trở thành thành viên
1. Đối với các quỹ tín dụng nhân dân: quỹ tín dụng nhân dân trở thành thành viên của ngân hàng hợp tác kể từ ngày được cấp Giấy phép.
2. Đối với pháp nhân khác: Hoạt động kinh doanh có lãi trong năm liền kề trước năm đề nghị tham gia là thành viên và có đơn đề nghị tham gia.
3. Các đối tượng quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này phải góp đủ vốn góp theo quy định tại Điều 12 Thông tư này và cử đại diện hợp pháp tham gia.
Như vậy, để trở thành thành viên ngân hàng hợp tác xã thì pháp nhân khác phải đáp ứng điều kiện sau đây:
- Có hoạt động kinh doanh có lãi trong năm liền kề trước năm đề nghị tham gia là thành viên;
- Góp đủ vốn góp theo quy định tại Điều 12 Thông tư 27/2024/TT-NHNN.
Bên cạnh đó, pháp nhân khác phải có đơn đề nghị tham gia ngân hàng hợp tác xã và cử đại diện hợp pháp tham gia.
Thành viên ngân hàng hơp tác xã là pháp nhân khác phải có mức vốn góp thường niên tối thiểu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thành viên ngân hàng hơp tác xã là pháp nhân khác phải có mức vốn góp thường niên tối thiểu là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 27/2024/TT-NHNN như sau:
Vốn góp
1. Thành viên không được dùng vốn ủy thác, vốn vay dưới bất cứ hình thức nào để góp vốn tại ngân hàng hợp tác xã và phải cam kết, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp.
2. Vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên được góp bằng đồng Việt Nam.
3. Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên khi tham gia ngân hàng hợp tác xã do Đại hội thành viên quyết định nhưng không thấp hơn 10 triệu đồng.
4. Mức vốn góp thường niên đối với thành viên ngân hàng hợp tác xã do Đại hội thành viên quyết định nhưng không thấp hơn 01 triệu đồng. Hội đồng quản trị ngân hàng hợp tác xã xem xét, quyết định việc miễn, giảm vốn góp thường niên đối với thành viên là quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng can thiệp sớm.Việc góp vốn thường niên phải hoàn thành chậm nhất trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc Đại hội thành viên.
5. Tổng vốn góp xác lập tư cách thành viên, vốn góp thường niên và vốn nhận chuyển nhượng tối đa của một thành viên theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, nhưng không vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã tại thời điểm góp vốn, nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp đối với phần vốn của Nhà nước tại ngân hàng hợp tác xã.
Theo đó, mức vốn góp thường niên của thành viên ngân hàng hợp tác xã do Đại hội thành viên quyết định nhưng không thấp hơn 01 triệu đồng.
Như vậy, thành viên ngân hàng hơp tác xã là pháp nhân khác phải có mức vốn góp thường niên tối thiểu là 01 triệu đồng.
Lưu ý:
- Việc góp vốn thường niên phải hoàn thành chậm nhất trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc Đại hội thành viên.
- Tổng vốn góp xác lập tư cách thành viên, vốn góp thường niên và vốn nhận chuyển nhượng tối đa của một thành viên theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, nhưng không vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã tại thời điểm góp vốn, nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp đối với phần vốn của Nhà nước tại ngân hàng hợp tác xã.
Thành viên ngân hàng hợp tác xã là pháp nhân khác không góp đủ vốn thường niên có bị chấm dứt tư cách thành viên?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 27/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên
Thành viên ngân hàng hợp tác xã chấm dứt tư cách thành viên trong các trường hợp sau:
1. Thành viên chấm dứt tư cách pháp nhân.
2. Thành viên là pháp nhân khác đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho pháp nhân khác theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
3. Thành viên là pháp nhân khác xin ra khỏi ngân hàng hợp tác xã và được Hội đồng quản trị ngân hàng hợp tác xã chấp thuận cho ra khỏi ngân hàng hợp tác xã theo quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng hợp tác xã.
4. Thành viên là pháp nhân khác bị Đại hội thành viên khai trừ ra khỏi ngân hàng hợp tác xã trong các trường hợp sau:
a) Không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã;
b) Không góp đủ vốn thường niên theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
c) Các trường hợp khác được pháp luật hoặc Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã quy định.
Theo đó, thành viên ngân hàng hợp tác xã là pháp nhân khác không góp đủ vốn thường niên thì có thể bị Đại hội thành viên khai trừ ra khỏi ngân hàng hợp tác xã, đồng thời dẫn đến việc chấm dứt tư cách thành viên.
Như vậy, việc không góp đủ vốn thường niên của thành viên ngân hàng hợp tác xã là pháp nhân có thể bị chấm dứt tư cách thành viên nếu bị khai trừ theo quyết định của Đại hội thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?