Thành viên sáng lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được đơn phương chấm dứt tư cách thành viên khi nào?
- Thành viên sáng lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có sử dụng vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn không?
- Thành viên sáng lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được đơn phương chấm dứt tư cách thành viên khi nào?
- Tư cách thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấm dứt trong trường hợp nào?
Thành viên sáng lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có sử dụng vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn không?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô như sau:
Điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong đó các điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm cụ thể như sau:
1. Có vốn thành lập bằng Đồng Việt Nam không thấp hơn 10 tỷ đồng. Nguồn vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
a) Vốn góp của cá nhân là thành viên sáng lập. Thành viên sáng lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
b) Hỗ trợ của tổ chức đại diện thành viên;
c) Tài trợ từ các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các chương trình, dự án;
d) Các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
2. Nhân sự dự kiến làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định này.
...
Như vậy, theo quy định thì thành viên sáng lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không được sử dụng nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.
Thành viên sáng lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có sử dụng vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn không? (Hình từ Internet)
Thành viên sáng lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được đơn phương chấm dứt tư cách thành viên khi nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 33 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về việc chấm dứt tư cách thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
1. Tư cách thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấm dứt theo một trong các trường hợp sau đây:
a) Hợp đồng bảo hiểm giữa thành viên và tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấm dứt hoặc được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật;
b) Thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là cá nhân chết;
c) Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô giải thể;
d) Các trường hợp khác do Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô quy định.
2. Trừ khi Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hay hợp đồng bảo hiểm vi mô có quy định khác, thành viên sáng lập không được đơn phương chấm dứt tư cách thành viên trong thời hạn 03 năm kể từ khi tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
3. Việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ đối với thành viên trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, hợp đồng bảo hiểm đã giao kết với tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và quy định pháp luật có liên quan.
Theo quy định thì trừ khi Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hay hợp đồng bảo hiểm vi mô có quy định khác, thành viên sáng lập không được đơn phương chấm dứt tư cách thành viên trong thời hạn 03 năm kể từ khi tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
Như vậy, thành viên sáng lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thể đơn phương chấm dứt tư cách thành viên nếu Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hay hợp đồng bảo hiểm vi mô có quy định hoặc sau thời hạn 3 năm kể từ khi tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
Tư cách thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấm dứt trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 33 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về việc chấm dứt tư cách thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
1. Tư cách thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấm dứt theo một trong các trường hợp sau đây:
a) Hợp đồng bảo hiểm giữa thành viên và tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấm dứt hoặc được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật;
b) Thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là cá nhân chết;
c) Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô giải thể;
d) Các trường hợp khác do Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô quy định.
2. Trừ khi Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hay hợp đồng bảo hiểm vi mô có quy định khác, thành viên sáng lập không được đơn phương chấm dứt tư cách thành viên trong thời hạn 03 năm kể từ khi tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
3. Việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ đối với thành viên trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, hợp đồng bảo hiểm đã giao kết với tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và quy định pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định, tư cách thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thể bị chấm dứt theo một trong các trường hợp sau đây:
(1) Hợp đồng bảo hiểm giữa thành viên và tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấm dứt hoặc được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật;
(2) Thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là cá nhân chết;
(3) Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô giải thể;
(4) Các trường hợp khác do Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?