Thành viên tham dự họp Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ có thể ủy quyền cho người khác dự họp được không?
Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ gồm có những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 18/2005/NĐ-CP quy định nội dung của Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ như sau:
Nội dung của Đại hội thành viên
Đại hội thành viên thảo luận và quyết định những vấn đề sau đây:
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ, báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và Ban Kiểm soát.
2. Phương án hoạt động, kế hoạch kinh doanh và tài chính trong năm tiếp theo của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
3. Hoàn trả vốn thành lập; trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật; giảm phí bảo hiểm cho các thành viên trong năm tài chính tiếp theo theo đề nghị của Hội đồng quản trị.
4. Quyết định huy động vốn bổ sung.
5. Bầu, bãi miễn các thành viên của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.
6. Hợp nhất, chia tách, sáp nhập giải thể tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
8. Thù lao cho các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát và các chức danh khác (nếu có) của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
9. Những vấn đề khác theo đề nghị bằng văn bản của Hội đồng quản trị hoặc của ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ thảo luận và quyết định những nội dung sau đây:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ, báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và Ban Kiểm soát.
- Phương án hoạt động, kế hoạch kinh doanh và tài chính trong năm tiếp theo của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
- Hoàn trả vốn thành lập; trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật; giảm phí bảo hiểm cho các thành viên trong năm tài chính tiếp theo theo đề nghị của Hội đồng quản trị.
- Quyết định huy động vốn bổ sung.
- Bầu, bãi miễn các thành viên của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.
- Hợp nhất, chia tách, sáp nhập giải thể tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
- Thù lao cho các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát và các chức danh khác (nếu có) của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
- Những vấn đề khác theo đề nghị bằng văn bản của Hội đồng quản trị hoặc của ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Thành viên tham dự họp Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ có thể ủy quyền cho người khác dự họp được không? (Hình từ Internet)
Thành viên tham dự họp Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ có thể ủy quyền cho người khác dự họp được không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 18/2005/NĐ-CP quy định quyền dự Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ như sau:
Quyền dự họp Đại hội thành viên
1. Thành viên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp Đại hội thành viên.
2. Trường hợp hợp đồng bảo hiểm được chuyển nhượng trong thời gian từ ngày lập danh sách thành viên đến ngày khai mạc cuộc họp Đại hội thành viên thì người nhận chuyển nhượng có quyền dự họp Đại hội thành viên.
Như vậy, thành viên tham dự họp Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ có thể ủy quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp Đại hội thành viên.
Chương trình và nội dung họp Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ được quy định ra sao?
Theo quy định Điều 18 Nghị định 18/2005/NĐ-CP quy định chương trình và nội dung họp Đại hội thành viên như sau:
Chương trình và nội dung họp Đại hội thành viên
1. Người triệu tập họp Đại hội thành viên phải chuẩn bị chương trình và nội dung họp.
2. Trong trường hợp Đại hội bất thường theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 17 của Nghị định này, nhóm thành viên đại diện cho ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ trở lên có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội thành viên. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến tổ chức bảo hiểm tương hỗ chậm nhất 03 (ba) ngày trước ngày khai mạc. Kiến nghị phải ghi rõ tên của những thành viên ủng hộ kiến nghị và nội dung vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp.
3. Người triệu tập họp Đại hội thành viên chỉ có quyền từ chối kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này nếu có một trong các trường hợp sau đây:
a) Kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn hoặc không đủ, không đúng nội dung;
b) Vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội thành viên;
c) Những trường hợp khác quy định tại Điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Như vậy, chương trình và nội dung họp Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?