Thành viên Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài bắt buộc tham dự đầy đủ các cuộc họp của Tổ không?
Nhiệm vụ của các thành viên Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài là gì?
Theo Điều 7 Quy chế hoạt động của Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:
Nhiệm vụ của thành viên Tổ công tác
1. Chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng về việc triển khai nhiệm vụ trong phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành mình.
2. Chịu trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Tổ trưởng hoặc Tổ phó thường trực; chỉ định đầu mối giúp việc thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác tại bộ, ngành mình; đảm bảo tiến độ và chất lượng của ý kiến tham mưu, đề xuất.
3. Chủ động kiểm tra, đôc đốc, theo dõi, tổng hợp tình hình, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Tổ công tác; định kỳ hằng quý hoặc theo yêu cầu đột xuất báo cáo Tổ trưởng và Tổ phó thường trực, đồng thời gửi Nhóm giúp việc để tổng hợp.
4. Chủ động phối hợp chặt chẽ với Tổ phó thường trực trong xử lý công việc của Tổ công tác; cập nhật thông tin về thực trạng, chính sách, xu hướng đầu tư và đề xuất phương án tiếp cận để vận động, xúc tiến các dự án cụ thể trong ngành, lĩnh vực phụ trách.
5. Tham mưu cho Tổ công tác về các gói giải pháp phù hợp, làm căn cứ cho quá trình đàm phán nhằm thu hút các dự án đầu tư chất lượng, có đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội Việt Nam.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.
Như vậy, các thành viên Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài thực hiện nhũng nhiệm vụ được quy định nêu trên.
Thành viên Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài bắt buộc tham dự đầy đủ các cuộc họp của Tổ không?
Theo khoản 1 Điều 9 Quy chế hoạt động của Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:
Chế độ họp và báo cáo
1. Thành viên Tổ công tác có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của Tổ công tác và chuẩn bị nội dung báo cáo phần việc được phân công. Trường hợp vắng mặt, thành viên Tổ công tác có trách nhiệm báo cáo Tổ trưởng hoặc Tổ phó thường trực và cử người có trách nhiệm dự họp thay.
2. Tùy tính chất, nội dung của cuộc họp, lãnh đạo Tổ công tác có thể mời đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân không là thành viên Tổ công tác tham dự cuộc họp.
3. Các thành viên Tổ công tác thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng quý và đột xuất gửi Tổ trưởng, Tổ phó thường trực, đồng thời gửi Nhóm giúp việc để tổng hợp.
4. Nhóm giúp việc tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả hoạt động của Tổ công tác gửi Tổ trưởng và Tổ phó thường trực. Định kỳ hằng quý Tổ công tác báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình và kết quả hoạt động.
Theo quy định thành viên Tổ công tác có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của Tổ công tác và chuẩn bị nội dung báo cáo phần việc được phân công.
Tuy nhiên, trường hợp vắng mặt, thành viên Tổ công tác có trách nhiệm báo cáo Tổ trưởng hoặc Tổ phó thường trực và cử người có trách nhiệm dự họp thay.
Thành viên Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài bắt buộc tham dự đầy đủ các cuộc họp của Tổ không? (Hình từ Internet)
Thành viên Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài ký các văn bản sử dụng con dấu của ai?
Theo khoản 6 Điều 3 Quy chế hoạt động của Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:
Nguyên tắc và chế độ làm việc
...
3. Tổ công tác họp khi cần thiết để trao đổi, quyết định những vấn đề lớn. Tổ công tác họp theo thông báo mời họp của lãnh đạo Tổ công tác.
4. Ý kiến tham gia của các thành viên Tổ công tác là ý kiến chính thức của cơ quan nơi thành viên Tổ công tác làm việc.
5. Các thành viên Tổ công tác chỉ định lãnh đạo cấp Vụ trong bộ, ngành mình làm đầu mối phối hợp với nhóm giúp việc đặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư để triển khai các nhiệm vụ của Tổ công tác. Đồng thời sử dụng kinh phí, bộ máy tổ chức của cơ quan mình để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
6. Tổ trưởng ký các văn bản chỉ đạo, sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Tổ phó thường trực và Tổ phó ký các văn bản, sử dụng con dấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các thành viên khác của Tổ công tác ký các văn bản sử dụng con dấu của cơ quan mình.
7. Tổ công tác được yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cung cấp các thông tin cần thiết; yêu cầu hỗ trợ, phối hợp trong quá trình hoạt động. Các cơ quan được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, hỗ trợ và phối hợp triển khai các nhiệm vụ của Tổ công tác trong thời hạn được yêu cầu.
8. Tổ công tác được huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, các chuyên gia trong và ngoài nước khi cần thiết.
9. Các nội dung trao đổi của Tổ công tác, ý kiến tham mưu của các thành viên, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tổ công tác và các tài liệu liên quan được bảo mật. Mọi thông tin, phát ngôn và công tác truyền thông, báo chí được thực hiện sau khi có ý kiến chấp thuận của Tổ trưởng hoặc Tổ phó thường trực.
Theo quy định các thành viên Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài ký các văn bản sử dụng con dấu của cơ quan mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?