Thành viên Ủy ban của Quốc hội khi vắng mặt phiên họp toàn thể phải được ai đồng ý? Quyết định Ủy ban của Quốc Hội phải được bao nhiêu thành viên biểu quyết tán thành?
Thành viên Nhóm nghiên cứu có thể không phải là thành viên Ủy ban của Quốc hội được không?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 2 Quy chế làm việc mẫu của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 283/2021/NQ-UBTVQH15 quy định như sau:
Tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội
...
4. Khi cần thiết, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có thể thành lập Nhóm nghiên cứu để phục vụ công tác chuyên môn, giúp việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội quyết định số lượng thành viên và phân công Trưởng Tiểu Ban hoặc Phó Trưởng Tiểu ban làm Trưởng Nhóm. Thành viên tham gia Nhóm nghiên cứu có thể không phải là thành viên Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc không phải là đại biểu Quốc hội.
5. Các thành viên khác của Tiểu ban, thành viên Nhóm nghiên cứu không phải là thành viên Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc không phải là đại biểu Quốc hội được mời và đồng ý tham gia Tiểu ban, tham gia Nhóm, hoạt động với tư cách chuyên gia cần thực hiện đầy đủ các quy chế, quy định của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
Theo đó, thành viên tham gia Nhóm nghiên cứu có thể không phải là thành viên Ủy ban, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội hoặc không phải là đại biểu Quốc hội.
Thành viên Ủy ban của Quốc hội khi vắng mặt phiên họp toàn thể có phải xin phép không? (Hình từ Internet)
Quyết định Ủy ban của Quốc Hội phải được bao nhiêu thành viên biểu quyết tán thành?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 3 Quy chế làm việc mẫu của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 283/2021/NQ-UBTVQH15 quy định như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
1. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
2. Hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phải tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật, công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công phụ trách; bảo đảm sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội.
3. Phiên họp toàn thể của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phải có quá nửa tổng số thành viên tham dự.
4. Quyết định của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, quyết định Ủy ban của Quốc Hội phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Thành viên Ủy ban của Quốc hội khi vắng mặt phiên họp toàn thể phải được ai đồng ý?
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Quy chế làm việc mẫu của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 283/2021/NQ-UBTVQH15 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và thành viên của Hội đồng, Ủy ban
1. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội nơi mình ứng cử hoặc tham gia sinh hoạt;
b) Tham gia đầy đủ các phiên họp toàn thể và các hoạt động khác của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội theo triệu tập và sự phân công của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội. Trường hợp vắng mặt phải xin phép và được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
c) Tham gia thảo luận, biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; tham gia ý kiến và gửi báo cáo về những vấn đề mà Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội yêu cầu;
d) Tham gia đoàn giám sát, đoàn công tác, đoàn khảo sát, nghiên cứu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội theo phân công hoặc khi được mời tham dự;
đ) Được thông tin đầy đủ về chương trình, kế hoạch và các nội dung hoạt động, các thông tin, báo cáo, tài liệu chuyên môn của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà mình là thành viên;
...
Như vậy, thành viên Ủy ban của Quốc hội tham gia đầy đủ các phiên họp toàn thể và các hoạt động khác của Ủy ban của Quốc hội theo triệu tập và sự phân công của Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và Thường trực Ủy ban của Quốc hội.
Nếu vắng mặt phải xin phép và được sự đồng ý của Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lực lượng vũ trang nhân dân có gồm Dân quân tự vệ? Nhà nước xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ thế nào?
- Cách viết Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG?
- Lý do ban hành thiết quân luật là gì? Cấm tụ tập đông người trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật đúng không?
- Baby Three là gì? Bán Baby Three ở lề đường, bán rong có phải đăng ký kinh doanh, nộp thuế thu nhập cá nhân?
- Dự thảo Nghị định giảm thuế GTGT 2% từ 1/1/2025 đến hết 30/6/2025? Danh mục hàng hóa được giảm thuế GTGT 2025?