Thắt ống dẫn tinh có phải là biện pháp triệt sản hay không? Chi phí thắt ống dẫn tinh là bao nhiêu?
Thắt ống dẫn tinh có phải là biện pháp triệt sản hay không? Chi phí thắt ống dẫn tinh là bao nhiêu?
Thắt ống dẫn tinh có phải là biện pháp triệt sản hay không?
Triệt sản là một trong những phương pháp tránh thai an toàn, có hiệu quả vĩnh viễn.
Thủ thuật thực hiện phương pháp này diễn ra tương đối đơn giản.
Có thể nói rằng đối với triệt sản nam thì phương pháp thắt ống dẫn tinh được áp dụng khá phổ biển hiện nay.
Đây là một phương pháp ngăn ngừa có thai được thực hiện ở nam giới.
Phương pháp này giúp ngăn chặn không cho tinh trùng di chuyển đến dương vật. Lúc này khi xuất tinh tinh dịch sẽ không chứa tinh trùng nào có thể thụ tinh.
Như vậy, thắt ống dẫn tinh là một trong những biện pháp triệt sản ở nam giới.
Ngoài ra, theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động thực hiện biện pháp triệt sản là một trong những điều kiện để được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Chi phí thắt ống dẫn tinh là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nên giá thắt ống dẫn tinh sẽ dao động trong khoảng 1 đến 2 triệu đồng.
Ngoài ra, tổng chi phí (bao gồm: khám, xét nghiệm, thủ thuật) cho 1 ca triệt sản nam có thể giao động từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Thắt ống dẫn tinh có phải là biện pháp triệt sản hay không? Chi phí thắt ống dẫn tinh là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Khi thực hiện biện pháp thắt ống dẫn tinh thì lao động nam được nghỉ việc tối đa bao nhiêu ngày?
Theo quy định tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai như sau:
Theo đó, khi thực hiện biện pháp thắt ống dẫn tinh (biện pháp tránh thai) thì lao động nam được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thời gian nghỉ việc tối đa là 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Lưu ý: Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Mức hưởng chế độ thai sản dành cho lao động nam khi thắt ống dẫn tinh được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng áp dụng chế độ thai sản:
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
...
Đồng thời, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ thai sản:
Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày
Như vậy, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực hiện biện pháp triệt sản thì được hưởng chế độ thai sản.
Người lao động khi thực hiện biện pháp triệt sản thì mức hưởng chế độ thai sản như sau:
- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
Mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
Mức hưởng 15 ngày = (Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 06 tháng trước khi triệt sản : 30 ngày) x 15 ngày
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bố trí tái định cư là gì? Phương án bố trí tái định cư được phê duyệt cần phải được công bố ở đâu?
- Bệnh thận mạn là gì? Triệu chứng lâm sàng bệnh thận mạn? Các biến chứng của bệnh thận mạn như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng quan hệ xã hội về thủ tục ban hành quyết định hành chính?
- Báo cáo tổng kết công tác đội và phong trào thiếu nhi? Tải Mẫu Báo cáo tổng kết công tác đội mới nhất?
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?