Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán từ VNĐ sang USD thì phải thông báo chậm nhất cho cơ quan thuế vào ngày nào?

Công ty tôi muốn chuyển đổi đồng tiền hạch toán từ đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam sang đồng đô la Mỹ bắt đầu trong năm 2023 (kỳ kế toán của chúng tôi theo năm dương lịch). Công ty tôi có thể thông báo muộn nhất cho cơ quan thuế về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày 31/12/2023 đúng không? Đây là câu hỏi của chị M.N đến từ Vĩnh Long.

Đơn vị tiền tệ trong kế toán là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định "Đơn vị tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Thông tư này thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.

đơn vị tiền tệ

Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán từ VNĐ sang USD (Hình từ Internet)

Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán từ VNĐ sang USD thì phải thông báo chậm nhất cho cơ quan thuế vào ngày nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Luật Kế toán 2015 có quy định như sau:

Kỳ kế toán
1. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;
b) Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
c) Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
...

Như vậy, kỳ kế toán của công ty chị trong năm 2023 được xác định là từ ngày 01/01/2023 đến 31/12/2023.

Bên cạnh đó, Điều 7 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:

Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán
Khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thoả mãn các tiêu chuẩn nêu tại khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư này thì doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới. Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.

Như vậy, việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này (đồng Việt Nam - VNĐ) sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác (đồng đô la mỹ- USD) chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới.

Và đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.

Theo đó, căn cứ vào niên độ kế toán năm của doanh nghiệp, trường hợp niên độ kế toán năm của doanh nghiệp bắt đầu từ 1/1 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch thì sau khi chuyển đổi đơn vị tiền tệ từ VNĐ sang USD (ngày 1/1/2023), doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày 31/12/2023.

Đơn vị tiền tệ trong kế toán được lựa chọn như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:

Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán
1. Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
2. Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:
a) Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và
b) Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.
3. Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền tệ trong kế toán của đơn vị:
a) Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu);
b) Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.
4. Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của đơn vị. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó.

Theo đó, đơn vị tiền tệ trong kế toán được lựa chọn như quy định trên.

Đơn vị tiền tệ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đồng tiền nào được sử dụng để lập Báo cáo tài chính khi công bố ra công chúng? Khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán cần lưu ý những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Được lựa chọn ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ kế toán trong trường hợp nào? Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh về những gì?
Pháp luật
Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán từ VNĐ sang USD thì phải thông báo chậm nhất cho cơ quan thuế vào ngày nào?
Pháp luật
Theo nguyên tắc kế toán thì tài khoản 111 các khoản tiền mặt mà cá nhân ký quỹ tại doanh nghiệp có được hạch toán như tài sản bằng tiền của doanh nghiệp hay không?
Pháp luật
Đơn vị tiền tệ trong kế toán có phải là đồng Việt nam không? Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu chi chủ yếu bằng ngoại tệ có quyền lựa chọn đơn vị tiền tệ hay không?
Pháp luật
Đơn vị tiền tệ trong kế toán có ký hiệu quốc tế là gì? Đơn vị tiền tệ trong kế toán được sử dụng trong các giao dịch nào?
Pháp luật
Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ phải thông báo cho cơ quan nào?
Pháp luật
Có thể dùng đơn vị tiền tệ là euro để lập cán cân thanh toán được hay không? Việc lập cán cân thanh toán lấy nguồn thông tin từ đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn vị tiền tệ
2,638 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn vị tiền tệ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn vị tiền tệ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào