Thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn được quy định như thế nào? Cha không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có quyền và nghĩa vụ gì?
- Cha không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có quyền và nghĩa vụ gì?
- Nghĩa vụ, quyền của mẹ trực tiếp nuôi con đối với cha không trực tiếp nuôi con sau ly hôn được quy định ra sao?
- Mẹ trực tiếp nuôi con cản trở cha đến thăm nom con sau ly hôn sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn được quy định như thế nào?
Cha không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể như sau:
"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."
Theo đó, cha không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có các quyền và nghĩa vụ nêu trên.
Trực tiếp nuôi con (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ, quyền của mẹ trực tiếp nuôi con đối với cha không trực tiếp nuôi con sau ly hôn được quy định ra sao?
Theo Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
"Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con."
Theo đó, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu cha là người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định, yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
Mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở cha trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Việc cản trở của vợ cũ bạn là trái với quy định pháp luật và có thể bị xử phạt.
Mẹ trực tiếp nuôi con cản trở cha đến thăm nom con sau ly hôn sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 56. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau."
Theo đó, mẹ trực tiếp nuôi con cản trở cha đến thăm nom con sau ly hôn sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn được quy định như thế nào?
Theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
"Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự".
Đối chiếu quy định trên, trường hợp của bạn nếu bạn có mong muốn được chăm sóc, nuôi dưỡng con thì bạn có thể thỏa thuận với người vợ cũ.
Trường hợp không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện ra Tòa để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng theo hướng dẫn trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?