Thay đổi số điện thoại liên lạc của người đại diện theo pháp luật trong giấy phép bưu chính có phải thông báo hay không? Thủ tục thay đổi được thực hiện như thế nào?
- Giấy phép bưu chính bao gồm những nội dung nào?
- Trách nhiệm sử dụng giấy phép bưu chính của doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ bưu chính được quy định như thế nào?
- Thay đổi số điện thoại liên lạc của người đại diện theo pháp luật trong giấy phép bưu chính có phải thông báo hay không?
- Hồ sơ, thủ tục đề nghị thay đổi giấy phép bưu chính thực hiện như thế nào?
Giấy phép bưu chính bao gồm những nội dung nào?
Theo khoản 1 Điều 22 Luật Bưu chính 2010 quy định nội dung của giấy phép bưu chính bao gồm:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính;
- Loại hình dịch vụ bưu chính cung ứng;
- Phạm vi cung ứng dịch vụ bưu chính;
- Tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ bưu chính cung ứng;
- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính;
- Thời hạn của giấy phép bưu chính.
Trách nhiệm sử dụng giấy phép bưu chính của doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ bưu chính được quy định như thế nào?
Doanh nghiệp, tổ chức được cấp giấy phép bưu chính có trách nhiệm trong việc sử dụng giấy phép bưu chính theo Điều 15 Nghị định 47/2011/NĐ-CP như sau:
- Hoạt động bưu chính theo đúng nội dung quy định trong giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
- Không sửa chữa, tẩy xóa nội dung ghi trong giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
- Không mua bán, chuyển nhượng, trừ trường hợp gắn với việc chuyển nhượng toàn bộ doanh nghiệp do mua bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp.
- Không cho mượn, cho thuê, cầm cố.
- Nộp trả giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính cho cơ quan có thẩm quyền về bưu chính khi có quyết định thu hồi.
Thủ tục thay đổi số điện thoại của doanh nghiệp bưu chính
Thay đổi số điện thoại liên lạc của người đại diện theo pháp luật trong giấy phép bưu chính có phải thông báo hay không?
Theo Điều 10 Nghị định 47/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 25/2022/NĐ-CP quy định về các trường hợp thay đổi nội dung giấy phép bưu chính. doanh nghiệp, tổ chức phải thực hiện thông báo như sau:
- Những nội dung phải thông báo khi thay đổi:
+ Người đại diện theo pháp luật;
+ Số điện thoại liên lạc của người đại diện theo pháp luật;
+ Vốn điều lệ của doanh nghiệp;
+ Giá cước dịch vụ bưu chính;
+ Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính;
+ Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính;
+ Các quy định về khiếu nại, bồi thường thiệt hại liên quan đến dịch vụ bưu chính do doanh nghiệp cung cấp.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này doanh nghiệp, tổ chức phải thông báo bằng văn bản (theo mẫu tại Phụ lục III) hoặc qua hệ thống thông tin trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
- Trường hợp những nội dung thay đổi quy định tại điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều này không phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo thay đổi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, tổ chức về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được thông báo, doanh nghiệp, tổ chức phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu.
Như vậy, khi thay đổi số điện thoại liên lạc của người đại diện theo pháp luật trong giấy phép bưu chính thì phải thông báo.
Hồ sơ, thủ tục đề nghị thay đổi giấy phép bưu chính thực hiện như thế nào?
Hồ sơ, thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định 47/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 25/2022/NĐ-CP như sau:
- Trường hợp thay đổi nội dung ghi trong giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính đã được cấp, doanh nghiệp, tổ chức phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
Việc sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính do cơ quan đã cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính thực hiện.
- Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính được nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
- Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính gồm:
+ Giấy đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính (theo mẫu tại Phụ lục IV);
+ Tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính có trách nhiệm thẩm tra và sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
Trường hợp không chấp thuận sửa đổi, bổ sung, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể, từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính phải thông báo bằng văn bản qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho doanh nghiệp, tổ chức và nêu rõ lý do.
- Trường hợp sửa đổi, bổ sung phạm vi cung ứng dịch vụ bưu chính dẫn đến thay đổi thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính thì doanh nghiệp, tổ chức nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục như cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính mới.
- Kết quả giải quyết thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính được trả trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế hệ Beta là gì? Năm khởi đầu của Thế hệ Beta là năm nào? Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta là người thành niên năm bao nhiêu?
- Cột cần vươn là gì? Giá long môn, cột cần vươn trên đường cao tốc có bố trí biển chỉ dẫn với mục đích gì?
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
- Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?