Thay đổi số định danh cá nhân có cần xin cấp lại giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh không?
Thay đổi số định danh cá nhân có cần xin cấp lại giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh không?
Các trường hợp cấp lại giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh được quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
Cấp lại giấy phép hành nghề
1. Cấp lại giấy phép hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép hành nghề bị mất hoặc hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 của Luật này hoặc có sai sót thông tin quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật này;
c) Người bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc trường hợp cấp lại theo quy định của Chính phủ;
d) Giấy phép hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Giấy phép hành nghề
1. Mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc.
2. Giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm.
3. Nội dung của giấy phép hành nghề bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
a) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài;
b) Chức danh chuyên môn;
c) Phạm vi hành nghề;
d) Thời hạn của giấy phép hành nghề.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp người hành nghề Việt Nam thay đổi số định danh cá nhân thì phải xin cấp lại giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh.
Thay đổi số định danh cá nhân có cần xin cấp lại giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh không? (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh gồm mấy bước?
Thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh được quy định tại khoản 4 Điều 31 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
Cấp lại giấy phép hành nghề
...
2. Điều kiện cấp lại giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Đã được cấp giấy phép hành nghề;
b) Đáp ứng các điều kiện phù hợp với nội dung đề nghị cấp lại;
c) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề;
b) Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề được quy định như sau:
a) Người đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề phải cấp lại giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp lại giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề thì thời hạn cấp lại là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh gồm các bước sau đây:
(1) Người đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;
(2) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề phải cấp lại giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
Trường hợp không cấp lại giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề thì thời hạn cấp lại là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
Người hành nghề khám bệnh chữa bệnh bị đình chỉ hành nghề trong trường hợp nào?
Trường hợp đình chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh được quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
Đình chỉ hành nghề
1. Người hành nghề bị đình chỉ hành nghề trong các trường hợp sau đây:
a) Bị Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật này xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải đình chỉ hành nghề nhưng chưa đến mức bị thu hồi giấy phép hành nghề;
b) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận có vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhưng chưa đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề;
c) Không đủ sức khỏe để hành nghề.
2. Tùy theo tính chất, mức độ sai sót chuyên môn kỹ thuật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe, người hành nghề bị đình chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng.
3. Sau khi bị đình chỉ hành nghề, tùy tính chất, mức độ sai sót chuyên môn kỹ thuật mà người hành nghề phải cập nhật kiến thức y khoa theo kết luận của Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định, người hành nghề khám bệnh chữa bệnh có thể bị đình chỉ hành nghề trong các trường hợp sau đây:
- Bị Hội đồng chuyên môn xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải đình chỉ hành nghề nhưng chưa đến mức bị thu hồi giấy phép hành nghề;
- Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận có vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhưng chưa đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề;
- Không đủ sức khỏe để hành nghề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?