Thẻ bảo hiểm y tế ở công ty cũ có giá trị sử dụng đến thời điểm nào? Quyền lợi được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế đủ 8 năm liên tục?
Bị gián đoạn bảo hiểm y tế 2 tháng thì có bị mất 8 năm đóng bảo hiểm y tế liên tục không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 12. Thẻ bảo hiểm y tế
5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.”
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian tham gia bảo hiểm y tế 08 năm liên tục trở lên là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
Do vậy, khi bạn chuyển công ty và thử việc 02 tháng thì nếu thẻ bảo hiểm y tế của bạn không bị gián đoạn quá 3 tháng thì bạn vẫn được ghi nhận 8 năm tham gia bảo hiểm y tế liên tục.
Bảo hiểm y tế (Hình từ Internet)
Quyền lợi được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế đủ 8 năm liên tục được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.”
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
"Điều 27. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh một số trường hợp
3. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định này
[...]"
Theo đó, để được nâng mức hưởng bảo hiểm y tế lên 100% khi tham gia bảo hiểm y tế liên tục thì bạn phải đáp ứng hai điều kiện đó là có đủ thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục ghi trên thẻ bảo hiểm y tế và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
Do đó, nếu bạn chỉ đáp ứng điều kiện đủ 5 năm liên tục mà không có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì mức hưởng bảo hiểm y tế theo đối tượng doanh nghiệp của bạn vẫn là 80% thì quy định.
Thẻ bảo hiểm y tế ở công ty cũ có giá trị sử dụng đến thời điểm nào?
Căn cứ vào Điều 50 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quyết định 595/QĐ- BHXH năm 2017 quy định như sau:
“Điều 50. Trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Đại lý thu
2. Trách nhiệm của đơn vị, Đại lý thu
2.1. Đơn vị
a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Mục 9 Công văn 1734/BHXH-QLT năm 2017 thì:
“9. Quy định về cấp và quản lý thẻ BHYT
9.7. Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.”
Như vậy, theo quy định này thì trường hợp thẻ bảo hiểm y tế theo đối tượng doanh nghiệp sẽ có giá trị sử dụng đến hết tháng mà công ty làm thủ tục báo giảm đóng BHXH.
Do đó, để biết thẻ bảo hiểm y tế của bạn có giá trị sử dụng đến thời điểm nào thì bạn phải xác định thời điểm công ty bạn làm thủ tục báo giảm với bên cơ quan BHXH.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?