Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng bị thu hồi trong trường hợp nào? Thủ tục thực hiện ra sao?
Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Thu hồi Thẻ giám định viên
1. Thẻ giám định viên bị thu hồi trong trường hợp sau:
a) Người có Thẻ giám định viên vi phạm theo quy định tại Điều 52 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP hoặc các quy định khác của pháp luật bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị xử lý bằng hình thức thu hồi Thẻ giám định viên;
b) Có chứng cứ khẳng định Thẻ giám định viên được cấp trái quy định, người được cấp không đáp ứng yêu cầu tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 119/2011/NĐ-CP và khoản 1 Điều 30 của Thông tư này;
c) Người được cấp Thẻ giám định viên từ bỏ hoặc không thực hiện hoạt động giám định.
...
Chiếu theo quy định này, Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng bị thu hồi trong trường hợp sau:
- Người có Thẻ giám định viên vi phạm theo quy định tại Điều 52 Nghị định 105/2006/NĐ-CP hoặc các quy định khác của pháp luật bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị xử lý bằng hình thức thu hồi Thẻ giám định viên;
Cụ thể, các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện giám định bao gồm:
+ Tiếp nhận và thực hiện giám định trong trường hợp có quy định bắt buộc phải từ chối giám định.
+ Cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật.
+ Tiết lộ bí mật thông tin biết được khi tiến hành giám định mà không được phép của các bên liên quan.
+ Lợi dụng tư cách giám định và hoạt động giám định để trục lợi.
- Có chứng cứ khẳng định Thẻ giám định viên được cấp trái quy định, người được cấp không đáp ứng yêu cầu tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 119/2011/NĐ-CP và khoản 1 Điều 30 Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT;
- Người được cấp Thẻ giám định viên từ bỏ hoặc không thực hiện hoạt động giám định.
Thu hồi Thẻ giám định viên (Hình từ Internet)
Thủ tục thu hồi thẻ giám định viên được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 32 Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Thu hồi Thẻ giám định viên
…
2. Thủ tục thu hồi Thẻ giám định viên
Khi có căn cứ thu hồi Thẻ giám định viên theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cục Trồng trọt thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Cục trưởng Cục Trồng trọt ký quyết định thu hồi Thẻ giám định viên;
b) Xoá tên khỏi Sổ đăng ký quốc gia về người hoạt động giám định quyền đối với giống cây trồng;
c) Công bố trên Website của Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày ký quyết định.
Theo đó, khi có căn cứ thu hồi Thẻ giám định viên theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT, Cục Trồng trọt sẽ xử lý như sau:
Trước tiên, Cục Trồng trọt sẽ ra quyết định thu hồi Thẻ giám định viên.
Sau đó sẽ xóa tên người bị thu hồi Thẻ giám định viên khỏi Sổ đăng ký quốc gia về người hoạt động giám định quyền đối với giống cây trồng.
Đồng thời sẽ công bố người bị thu hồi Thẻ giám định viên trên Website của Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày ký quyết định.
Hành vi sử dụng thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng của người khác để hành nghề có thể bị phạt hành chính bao nhiêu?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định quản lý giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng của người khác để hành nghề, bao gồm các giấy tờ sau:
a) Giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng;
b) Quyết định chỉ định khảo nghiệm giống cây trồng;
c) Chứng chỉ người lấy mẫu, người kiểm định, người kiểm nghiệm giống cây trồng, thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng;
d) Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;
đ) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen giống cây trồng.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung các loại giấy tờ sau:
a) Các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy giống cây trồng;
c) Biên bản kiểm định; kết quả kiểm nghiệm mẫu giống cây trồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm làm giả các loại giấy tờ, hồ sơ xin cấp các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thu hồi các loại giấy tờ, hồ sơ đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Buộc thu hồi và tiêu hủy các loại giấy tờ, hồ sơ đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Như vậy, đối với hành vi vi phạm sử dụng thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng có thể bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bắt buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi gây ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?