Thế nào là đấu giá không thành? Các trường hợp đấu giá hàng hóa không thành? Văn bản đấu giá không thành gồm nội dung gì?
Đấu giá không thành là gì? Khi nào một cuộc đấu giá hàng hóa bị xem là không thành?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định nào giải thích về đấu giá không thành, tuy nhiên đấu giá không thành có thể được hiểu là trường hợp không có người tham gia đấu giá hoặc mức giá thấp hơn so với giá khởi điểm,... dẫn đến trường hợp đấu giá không thành.
Dẫn chiếu đến Điều 202 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Đấu giá không thành
Cuộc đấu giá được coi là không thành trong các trường hợp sau đây:
1. Không có người tham gia đấu giá, trả giá;
2. Giá cao nhất đã trả thấp hơn mức giá khởi điểm đối với phương thức trả giá lên.
Như vậy, cuộc đấu giá được coi là không thành trong các trường hợp sau đây:
(i) Không có người tham gia đấu giá, trả giá;
(ii) Giá cao nhất đã trả thấp hơn mức giá khởi điểm đối với phương thức trả giá lên.
Trong đó, đấu giá hàng hóa được hiểu là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất (Điều 185 Luật Thương mại 2005).
Và việc đấu giá hàng hoá sẽ được thực hiện theo một trong hai phương thức sau đây:
(i) Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng;
(ii) Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.
Thế nào là đấu giá không thành? Các trường hợp đấu giá hàng hóa không thành? Văn bản đấu giá không thành gồm nội dung gì? (hình từ internet)
Trường hợp đấu giá không thành thì người điều hành đấu giá có phải lập văn bản bán đấu giá hàng hoá không?
Tiến hành cuộc đấu giá hàng hóa được quy định tại Điều 201 Luật Thương mại 2005 như sau:
Tiến hành cuộc đấu giá
Cuộc đấu giá được tiến hành theo trình tự sau đây:
...
4. Đối với phương thức đặt giá xuống, người điều hành đấu giá phải nhắc lại một cách rõ ràng, chính xác từng mức giá được hạ xuống thấp hơn giá khởi điểm ít nhất là ba lần, mỗi lần cách nhau ít nhất ba mươi giây. Người điều hành đấu giá phải công bố ngay người đầu tiên chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng hóa đấu giá;
5. Trường hợp có nhiều người đồng thời trả mức giá cuối cùng đối với phương thức trả giá lên hoặc mức giá đầu tiên đối với phương thức đặt giá xuống, người điều hành đấu giá phải tổ chức rút thăm giữa những người đó và công bố người rút trúng thăm được mua là người mua hàng hoá bán đấu giá;
6. Người điều hành đấu giá phải lập văn bản bán đấu giá hàng hoá ngay tại cuộc đấu giá, kể cả trong trường hợp đấu giá không thành. Văn bản bán đấu giá phải ghi rõ kết quả đấu giá, có chữ ký của người điều hành đấu giá, người mua hàng và hai người chứng kiến trong số những người tham gia đấu giá; đối với hàng hoá bán đấu giá phải có công chứng nhà nước theo quy định của pháp luật thì văn bản bán đấu giá cũng phải được công chứng.
Như vậy, trường hợp đấu giá không thành thì người điều hành đấu giá vẫn phải lập văn bản bán đấu giá hàng hóa ngay tại cuộc đấu giá.
Văn bản bán đấu giá hàng hoá trong trường hợp đấu giá không thành gồm những nội dung nào?
Văn bản bán đấu giá hàng hoá được quy định tại Điều 203 Luật Thương mại 2005 như sau:
Văn bản bán đấu giá hàng hoá
1. Văn bản bán đấu giá hàng hoá là văn bản xác nhận việc mua bán. Văn bản bán đấu giá hàng hoá phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người tổ chức đấu giá;
b) Tên, địa chỉ của người điều hành đấu giá;
c) Tên, địa chỉ của người bán hàng;
d) Tên, địa chỉ của người mua hàng;
đ) Thời gian, địa điểm đấu giá;
e) Hàng hoá bán đấu giá;
g) Giá đã bán;
h) Tên, địa chỉ của hai người chứng kiến.
2. Văn bản bán đấu giá hàng hoá phải được gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan.
3. Trường hợp đấu giá không thành, trong văn bản bán đấu giá hàng hoá phải nêu rõ kết quả là đấu giá không thành và phải có các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và h khoản 1 Điều này.
Như vậy, văn bản bán đấu giá hàng hóa trong trường hợp đấu giá không thành phải có các nội dung sau đây:
- Tên, địa chỉ của người tổ chức đấu giá;
- Tên, địa chỉ của người điều hành đấu giá;
- Tên, địa chỉ của người bán hàng;
- Thời gian, địa điểm đấu giá;
- Hàng hoá bán đấu giá;
- Tên, địa chỉ của hai người chứng kiến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?