Thế nào là giao dịch giữa các bên liên quan? Phương pháp chủ yếu dùng để xác định giá giao dịch giữa các bên liên quan?
Thế nào là giao dịch giữa các bên liên quan?
Theo Mục 5 Chuẩn mực kế toán số 26 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC quy định như sau:
05. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Các bên liên quan: Các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định các chính sách tài chính và hoạt động.
Giao dịch giữa các bên liên quan: Là việc chuyển giao các nguồn lực hay các nghĩa vụ giữa các bên liên quan, không xét đến việc có tính giá hay không.
Kiểm soát: Là quyền sở hữu trực tiếp hay gián tiếp thông qua các công ty con, đối với hơn nửa quyền biểu quyết của một doanh nghiệp hoặc có vai trò đáng kể trong quyền biểu quyết và quyền quyết định các chính sách tài chính và hoạt động của ban quản lý doanh nghiệp (theo luật hoặc theo thỏa thuận).
...
Theo đó, giao dịch giữa các bên liên quan là việc chuyển giao các nguồn lực hay các nghĩa vụ giữa các bên liên quan, không xét đến việc có tính giá hay không.
Trong đó, các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định các chính sách tài chính và hoạt động.
Thế nào là giao dịch giữa các bên liên quan? Phương pháp chủ yếu dùng để xác định giá giao dịch giữa các bên liên quan? (hình từ internet)
Phương pháp chủ yếu dùng để xác định giá giao dịch giữa các bên liên quan?
Tại Mục 12 Chuẩn mực kế toán số 26 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC quy định về phương pháp chủ yếu dùng để xác định giá giao dịch giữa các bên liên quan như sau:
Các bên liên quan
...
12. Để xác định giá giao dịch giữa các bên liên quan có thể sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
a) Phương pháp giá không bị kiểm soát có thể so sánh được;
b) Phương pháp giá bán lại;
c) Phương pháp giá vốn cộng lãi.
13. Phương pháp giá không bị kiểm soát có thể so sánh được, được xác định bằng cách so sánh giá của hàng hóa bán ra trên thị trường có thể so sánh được về mặt kinh tế mà người bán không có liên quan với người mua.
Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp hàng hóa và dịch vụ cung cấp trong giao dịch giữa các bên có liên quan và các điều kiện của việc mua bán tương tự như trong các giao dịch thông thường. Phương pháp này còn thường được sử dụng để xác định giá phí của các khoản tài trợ.
...
Như vậy, để xác định giá giao dịch giữa các bên liên quan có thể sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
(i) Phương pháp giá không bị kiểm soát có thể so sánh được;
(ii) Phương pháp giá bán lại;
(iii) Phương pháp giá vốn cộng lãi.
Lưu ý:
- Phương pháp giá không bị kiểm soát có thể so sánh được, được xác định bằng cách so sánh giá của hàng hóa bán ra trên thị trường có thể so sánh được về mặt kinh tế mà người bán không có liên quan với người mua.
Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp hàng hóa và dịch vụ cung cấp trong giao dịch giữa các bên có liên quan và các điều kiện của việc mua bán tương tự như trong các giao dịch thông thường. Phương pháp này còn thường được sử dụng để xác định giá phí của các khoản tài trợ.
- Trong một số trường hợp, giá của các giao dịch giữa các bên liên quan không được xác định theo phương pháp giá. Một số trường hợp khác có thể không có giá, như việc cung cấp dịch vụ quản lý không mất tiền và cấp tín dụng không lãi suất.
Nếu có các giao dịch giữa các bên liên quan thì doanh nghiệp trình bày báo cáo tài chính phải trình bày nội dung gì?
Tại Mục 22 Chuẩn mực số 26 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC quy định như sau:
22. Trường hợp có các giao dịch giữa các bên liên quan thì doanh nghiệp báo cáo cần phải trình bày bản chất các mối quan hệ của các bên liên quan cũng như các loại giao dịch và các yếu tố của các giao dịch đó.
23. Các yếu tố của các giao dịch thường bao gồm:
a) Khối lượng các giao dịch thể hiện bằng giá trị hoặc tỷ lệ phần trăm tương ứng;
b) Giá trị hoặc tỷ lệ phần trăm tương ứng của các khoản mục chưa thanh toán;
c) Chính sách giá cả.
24. Các khoản mục có cùng bản chất có thể được trình bày gộp lại trừ trường hợp việc trình bày riêng biệt là cần thiết để hiểu được ảnh hưởng của các giao dịch giữa các bên liên quan đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo.
25. Trong các báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn không cần thiết phải trình bày các giao dịch giữa các thành viên vì báo cáo này đã nêu lên các thông tin về công ty mẹ và các công ty con như là một doanh nghiệp báo cáo. Các giao dịch với các công ty liên kết do được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu không được loại trừ do đó cần được trình bày riêng biệt như là các giao dịch với bên liên quan./.
Như vậy, trường hợp có các giao dịch giữa các bên liên quan thì doanh nghiệp báo cáo cần phải trình bày bản chất các mối quan hệ của các bên liên quan cũng như các loại giao dịch và các yếu tố của các giao dịch đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?