Thẻ tên của nhân viên xe buýt bao gồm những nội dung nào? Nhân viên xe buýt không đeo thẻ tên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Thẻ tên của nhân viên xe buýt bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 35 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe buýt như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe buýt
1. Áp dụng các biện pháp để tổ chức, thực hiện đúng biểu đồ chạy xe theo phương án khai thác đã ký kết trong hợp đồng; xây dựng và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này; có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Thực hiện các quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 54 của Thông tư này.
3. Xây dựng quy định nội bộ về đồng phục và thẻ tên cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, thẻ nhận dạng người lái xe; thẻ tên phải có ảnh, ghi rõ họ tên, đơn vị quản lý, thẻ tên có thể kết hợp với thẻ nhận dạng người lái xe.
4. Được sử dụng thiết bị điện tử để niêm yết thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 29 của Thông tư này.
5. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo quy định trên, thẻ tên của nhân viên xe buýt bao gồm ảnh, ghi rõ họ tên, đơn vị quản lý. Và thẻ tên có thể kết hợp với thẻ nhận dạng người lái xe.
Nhân viên xe buýt (Hình từ Internet)
Nhân viên xe buýt có bắt buộc đeo thẻ tên không?
Theo khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về quyền hạn và trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt
1. Thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
2. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định.
3. Thực hiện đúng biểu đồ, hành trình chạy xe đã được phê duyệt.
4. Cung cấp thông tin về hành trình tuyến, các điểm dừng trên tuyến khi hành khách yêu cầu; hướng dẫn và giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em) khi lên, xuống xe; có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.
5. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách gây mất an ninh, trật tự, an toàn trên xe hoặc đang bị dịch bệnh nguy hiểm; có quyền từ chối và không được chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa là thực phẩm bẩn hoặc hành lý có khối lượng, kích thước vượt quá quy định tại khoản 1 Điều 37 của Thông tư này.
6. Có trách nhiệm từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với loại phương tiện bắt buộc phải lắp) hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động.
7. Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe.
8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, nhân viên xe buýt khi vận tải hành khách bắt buộc phải đeo thẻ tên.
Nhân viên xe buýt không đeo thẻ tên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông như sau:
Xử phạt nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Không mặc đồng phục, không đeo thẻ tên của nhân viên phục vụ trên xe theo quy định.
...
Như vậy, nhân viên xe buýt không đeo thẻ tên khi vận tải hành khách sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?