Trong quá trình làm việc hàng tháng công ty của tôi vẫn hạch toán lương và trừ tiền bảo hiểm xã hội mà người lao động phải chịu theo tỷ lệ quy định là 10.5%. Đến ngày 29/02/2022 vừa qua tôi bị bệnh và nhập viện, sau khi xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cho bệnh viện kiểm tra thì được nhân viên bệnh viện báo là thẻ bảo hiểm y tế của tôi đã bị cơ quan bảo hiểm xã hội nơi sở tại cắt vì thời điểm tháng 02/2022. Công ty nơi tôi làm việc còn nợ tiền của cơ quan bảo hiểm xã hội, nên đã cắt thẻ bảo hiểm y tế của toàn bộ nhân viên. Vậy tôi muốn hỏi cơ quan bảo hiểm xã hội cắt bảo hiểm y tế của tôi như vậy là đúng hay sai? Trong trường hợp này quyền lợi bảo hiểm y tế của tôi Cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm? Tôi cần làm thủ tục gì để đòi lại quyền lợi của người lao động? Nếu trong thời gian dài các cơ quan có thẩm quyền giải quyết trực tiếp như bảo hiểm xã hội hoặc Công ty không giải quyết cho tôi thì tôi cần xử lý ra sao tiếp tục cho phù hợp?
Cho tôi hỏi con tôi mới sinh thì tôi làm thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho cháu, vậy hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế của con tôi là đến khi nào? Mức hưởng bảo hiểm y tế của cháu là bao nhiêu? Con tôi bị cận bẩm sinh, vậy nếu tôi đưa cháu đi chữa trị thì có được bảo hiểm y tế chi trả hay không? Rất mong được tư vấn!
Chồng tôi làm công ty và tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc theo đối tượng người lao động từ tháng 3/2016 đến tháng 1/2020. Sau đó đi làm công ty khác và tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế từ tháng 5/2021 đến nay. Ngày 14/2/2022 chồng tôi phát hiện bị suy thận phải nhập viện lọc máu và xác định không thể tiếp tục đi làm. Công ty chồng tôi nói sẽ đóng bảo hiểm y tế cho chồng tôi đến 31/08/2022 sau đó sẽ báo cắt trên hệ thống. Vậy giờ chồng tôi muốn mua bảo hiểm y tế tự nguyện (theo hộ gia đình) thì có mua luôn được không hay phải chờ hết ngày 31/08 ạ? Và sau khi mua bảo hiểm y tế tự nguyện thì bảo hiểm y tế đó có hiệu lực sử dụng ngay không hay phải đợi sau 1 tháng? đồng thời mức đóng khi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện là bao nhiêu? Rất mong được giải đáp
Bạn tôi là người lao động bình thường. Bạn tôi đi cấp cứu vào sáng ngày hôm trước, hiện giờ bạn tôi vẫn đang điều trị tại cơ sở cấp cứu đó và đến nay đã từ 3 ngày kể từ ngày cấp cứu đó gia đình bạn tôi mới gửi thẻ BHYT từ quê lên để thanh toán viện phí. Tôi có còn được xuất trình BHYT vào thời điểm này để thanh toán viện phí cho bạn tôi không? Và được hưởng bao nhiêu phần trăm?
Con của tôi là học sinh lớp 3. Vậy thì cháu có thể được hưởng quyền lợi gì khi tham gia bảo hiểm y tế học sinh? Hôm qua chủ nhật tôi đưa con đi khám tại đúng bệnh viện được ghi trên thẻ vì cháu đau bụng. Nhưng bệnh viện bảo đi khám như thế thì không được hưởng bảo hiểm không biết là có đúng không ạ? Trong khi đó thẻ của con tôi có ghi thời điểm đủ 5 năm liên tục từ năm 2018.
Khám bệnh khác tỉnh được hưởng bảo hiểm y tế như thế nào? Chào anh chị, tôi đăng ký nơi khám chữa bệnh trong BHYT là Bệnh viện quận Sơn Trà, Đà Nẵng. Gần đây tôi mới vào TP. Hồ Chí Minh để thăm người thân. Như vậy cho tôi hỏi khi tôi khám chữa bệnh tại Bệnh viện tuyến huyện tại Hồ Chí Minh thì được hưởng chế độ BHYT như thế nào? Khi đi khám chữa bệnh ở trong này thì tôi cần phải có những giấy tờ gì để được thanh toán chi phí BHYT ngay tại bệnh viện vậy?
Các chuyến tàu biển thường sẽ dài ngày có khi kéo dài suốt hàng tháng trời. Tôi muốn hỏi trong khi hành trình trên biển như vậy thì chế độ chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên được quy định như thế nào? Hơn nữa nguồn nước ngọt dùng để ăn uống của những người trên tàu được lấy từ đâu? Bữa ăn của các thuyền viên được định lượng xây dựng như thế nào để đảm bảo sức khỏe trong suốt chuyến hành trình trên biển?
Vừa qua, con tôi 06 tuổi bị Covid-19 và đã hết bệnh. Theo đó, tôi muốn biết thời gian thích hợp để trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi đã mắc COVID-19 tiêm vắc xin sau khi khỏi bệnh là bao lâu?
Xin hỏi, trung tâm y tế có được phép ký hợp đồng chuyên môn nghiệp vụ hay không? Trung tâm y tế được hiểu như thế nào? Nguồn tài chính của trung tâm y tế từ đâu? Ngoài ra tôi muốn biết thêm chức năng của trung tâm y tế là gì? Mong được giải đáp thắc mắc! Xin chân thành cảm ơn!
Gia đình em lúc trước có khai hoang một mảnh đất để nuôi tôm. Năm nay mới chính thức vào làm. Nhưng lại bị một người cùng làng giành và không cho đào. Và bên người dành có làm đơn gửi lên phường tại nơi cư trú. Đang trong thời gian kiện tụng thì bên người kiện có vào nhà chửi bới và phá hoại nhiều lần. Đỉnh điểm chịu không nổi nên bên em có ra nói chuyện đúng sai, nhưng không được nên hai bên có xô xát. Bên người kiện có đập phá tài sản, và đánh gia đình bên em. Cũng may là ba em tránh được và có chống cự lại, thì vô tình làm bên người kiện bị thương ở đầu, theo kết quả giám định bị 2% ạ. Vậy cho em hỏi bên em có chịu trách nhiệm hình sự hay một trách nhiệm gì không ạ?
Xin hỏi, những ai được mua bảo hiểm y tế hộ gia đình? Em họ tôi không có tên trong sổ hộ khẩu có mua bảo hiểm y tế hộ gia đình không? Mẹ tôi định mua cho em họ tôi thì có được không? Nếu mẹ tôi mua bảo hiểm y tế hộ gia đình cho 3 người thì có được giảm tiền hay không?
Xin hỏi, bảo hiểm y tế của tôi vô tình bị rách, tôi không biết có yêu cầu đổi lại được không? Tôi dự kiến làm 2 cái thẻ bảo hiểm y tế, phòng trường hợp 1 cái bị rách thì còn cái còn lại. Ngoài ra tôi muốn biết thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng khi nào?
Gia đình tôi thuộc diện có sổ hộ nghèo nên thành viên trong gia đình đều được chính quyền địa phương cấp bảo hiểm y tế. Chồng tôi đi làm bảo vệ ở công ty thì vẫn bắt buộc phải đóng tiền bảo hiểm y tế. Như vậy có đúng không? Ngoài ra tôi muốn biết thêm hiện tại bảo hiểm y tế có mấy loại?
Theo quy định mới nhất thì phụ nữ mang thai mắc COVID-19 có được phép khám thai từ xa không? Tôi có thắc mắc liên quan tới phụ nữ mang thai mắc COVID-19 mong muốn được giải đáp. Tôi mang thai được 17 tuần và theo lịch khám định kì thì 3 ngày tới sẽ là ngày tôi phải đi khám thai. Tuy nhiên hôm nay tôi phát hiện ra mình mắc COVID-19. Nếu vậy thì tôi phải hủy lịch khám thai. Vậy nên tôi muốn hỏi rằng phụ nữ mang thai mắc COVID-19 có được phép khám thai từ xa không? Vì kì khám thai này khá quan trọng với tôi. Mong sớm được giải đáp thắc mắc.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mắc COVID-19 tại nhà theo quy định của pháp luật mới nhất. Trong đại dịch gần đây, có rất nhiều người đã nhiễm COVID-19 và phải tự điều trị tại nhà. Đối với những người trưởng thành, khỏe mạnh khi mắc COVID-19 cũng còn lúng túng trong việc chăm sóc sức khỏe tại nhà. Vậy đối với những trẻ em mắc COVID-19 thì pháp luật có văn bản nào hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh mắc COVID-19 tại nhà không?
Phụ nữ có thai khi mắc COVID-19 thì phải chăm sóc sức khỏe tại nhà như thế nào? Gần đây, biến thể Omicron của virus Sars-Covi-2 đang có tốc độ lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng. Vì vậy, trường hợp mọi người mắc Covid-19 và tự cách ly, theo dõi tại nhà gần đay ngày một nhiều hơn. Đối với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai thì pháp luật hiện hành có văn bản nào hướng dẫn đối với những trường hợp đặc biệt này khi những người phụ nữ có thai phải tự chăm sóc sức khỏe tại nhà không? Mong sớm được giải đáp thắc mắc.
Tôi đang tìm hiểu về nội dung của pháp luật trong lĩnh vực trang thiết bị y tế. Tôi muốn hỏi rằng quy định về yêu cầu đối với hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế hiện nay ra sao? Điều kiện về quản lý chất lượng của cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế như thế nào? Yêu cầu đối với hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế ra sao?
Tôi đang tìm hiểu các vấn đề xoay quanh ngành y tế. Cho nên tôi muốn hỏi rằng hiện nay pháp luật quy định việc phân loại trang thiết bị y tế như thế nào? Nguyên tắc phân loại trang thiết bị y tế ra sao? Thu hồi kết quả phân loại trang thiết bị y tế như thế nào?
Tôi đang tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến y tế, cụ thể là trang thiết bị y tế. Cho nên tôi muốn hỏi rằng pháp luật quy định về trang thiết bị y tế như thế nào? Nguyên tắc quản lý trang thiết bị y tế được pháp luật quy định ra sao? Việc phân loại trang thiết bị y tế quy định như thế nào?