Thẻ Thừa phát lại sẽ được cấp lại trong những trường hợp nào? Hồ sơ đề nghị cấp lại Thẻ Thừa phát lại bao gồm những giấy tờ gì?
Thẻ Thừa phát lại sẽ được cấp lại trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 15 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc đăng ký hành nghề và cấp, thu hồi, cấp lại Thẻ Thừa phát lại như sau:
Đăng ký hành nghề và cấp, thu hồi, cấp lại Thẻ Thừa phát lại
...
5. Thẻ Thừa phát lại được cấp lại trong trường hợp bị mất, bị hỏng. Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Thẻ Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề. Hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị cấp lại Thẻ Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; 01 ảnh chân dung của Thừa phát lại cỡ 2 cm x 3 cm chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ; bản chính Thẻ Thừa phát lại trong trường hợp Thẻ bị hỏng.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp lại Thẻ cho Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo băng văn bản có nêu rõ lý do.
Thẻ Thừa phát lại được cấp lại vẫn giữ nguyên số Thẻ đã cấp trước đây.
Như vậy, khi Thẻ Thừa phát lại bị mất hoặc bị hỏng thì Thừa phát lại có thể xin cấp lại thẻ của mình. Thẻ Thừa phát lại sau khi được cấp lại vẫn giữ nguyên số thẻ đã cấp trước đây.
Hồ sơ và thủ tục đề nghị cấp lại Thẻ Thừa phát lại được thực hiện như sau:
Bước 01: Nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Thẻ Thừa phát lại
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp lại Thẻ Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- 01 ảnh chân dung của Thừa phát lại cỡ 2 cm x 3 cm chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ;
- Bản chính Thẻ Thừa phát lại trong trường hợp Thẻ bị hỏng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Phương thức nộp: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
Nơi tiếp nhận hồ sơ: Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề.
Bước 02: Sở Tư pháp cấp lại Thẻ cho Thừa phát lại
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp lại Thẻ cho Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo băng văn bản có nêu rõ lý do.
Tải về mẫu quyết định cấp, cấp lại Thẻ Thừa phát lại mới nhất 2023: Tại Đây
Cấp lại Thẻ Thừa phát lại (Hình từ Internet)
Thừa phát lại nếu không hành nghề liên tục thì có bị miễn nhiệm không?
Tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc miễn nhiệm Thừa phát lại như sau:
Miễn nhiệm Thừa phát lại
...
2. Thừa phát lại bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này, trừ tiêu chuẩn về độ tuổi;
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 8 Điều 11 của Nghị định này;
c) Không đăng ký và hành nghề Thừa phát lại trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm;
d) Không hành nghề Thừa phát lại liên tục từ 02 năm trở lên;
đ) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại tối đa quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này mà lý do tạm đình chỉ vẫn còn;
e) Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hành nghề Thừa phát lại mà còn tiếp tục vi phạm;
g) Đang là Thừa phát lại mà kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản;
h) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Theo đó, nếu như Thừa phát lại không hành nghề liên tục từ 02 năm trở lên thì mới bị miễn nhiệm.
Tải về mẫu đơn để nghị miễn nhiệm Thừa phát lại mới nhất 2023: Tại Đây
Thừa phát lại khi hành nghề sẽ có những quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, quy định Thừa phát lại khi hành nghề sẽ có những quyền và nghĩa vụ cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại
1. Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.
3. Chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.
4. Không đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.
5. Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
6. Mặc trang phục Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.
7. Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên.
8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong thi hành lệnh thiết quân luật, có sử dụng Dân quân tự vệ? Bãi bỏ lệnh thiết quân luật theo đề nghị của ai?
- Tại thời điểm đóng thầu có ít hơn 03 nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án thì người có thẩm quyền tiến hành xử lý như thế nào?
- Dự thảo Nghị quyết chi bộ tháng 12 2024? Mẫu dự thảo nghị quyết sinh hoạt chi bộ tháng 12 năm 2024?
- Khi nào được sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân? Sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ nguyên tắc gì?
- Bộ đội địa phương là lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân? Chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân?