Thế trận an ninh nhân dân là gì? Xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân theo quy định thế nào?
Thế trận an ninh nhân dân là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Luật An ninh Quốc gia 2004 giải thích một số từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia là những đối tượng, địa điểm, công trình, cơ sở về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, xã hội thuộc danh mục cần được bảo vệ do pháp luật quy định.
9. Nền an ninh nhân dân là sức mạnh về tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt.
10. Thế trận an ninh nhân dân là việc tổ chức, bố trí lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và các nguồn lực cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia.
Theo đó, thế trận an ninh nhân dân là việc tổ chức, bố trí lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và các nguồn lực cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia.
Thế trận an ninh nhân dân là gì? Xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân theo quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Việc xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân theo quy định thế nào?
Xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân được quy định tại Điều 16 Luật An ninh Quốc gia 2004, cụ thể như sau:
(1) Vận động toàn dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; giáo dục, động viên cán bộ, công chức, người lao động và mọi công dân tham gia xây dựng địa phương, cơ quan, tổ chức vững mạnh; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
(2) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch bảo vệ an ninh quốc gia gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và kết hợp chặt chẽ với xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
(3) Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia; xác định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ an ninh quốc gia.
(4) Xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia vững mạnh; xây dựng các phương án và tổ chức, bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia trong mọi tình huống.
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia là gì? Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong bảo vệ an ninh quốc gia quy định ra sao?
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia là gì?
Căn cứ Điều 17 Luật An ninh Quốc gia 2004 quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia như sau:
(1) Tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
(2) Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(3) Phát hiện, kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.
(4) Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi gần nhất.
(5) Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
(6) Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong bảo vệ an ninh quốc gia được quy định tại Điều 18 Luật An ninh Quốc gia 2004 như sau:
(1) Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 14 của Luật này và các quy định khác của pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.
(2) Thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, huy động sức mạnh của cơ quan, tổ chức để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia; đưa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia vào chương trình, kế hoạch và các hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức.
(3) Giáo dục, động viên mọi thành viên của cơ quan, tổ chức mình và nhân dân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
(4) Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia hoặc chính quyền nơi gần nhất.
(5) Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?