Theo Luật điện ảnh, cho thuê, bán phim lưu hành nội bộ có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi này như thế nào?

Tôi muốn hỏi về việc bán, cho thuê phim lưu hành nội bộ có bị xử phạt không? Bác tên Khang Lương. Bác có đứa cháu là Trung Phong, hiện đang làm việc tại một công ty truyền thông. Công ty cháu bác có sản xuất nhiều bộ phim nhưng chỉ được phép lưu hành nội bộ và chưa công bố trên thị trường. Một công ty M cũng hoạt động trong lĩnh vực truyền thông đã mời chào nhân viên công ty của cháu bác bán những bộ phim thuộc diện lưu hành nội bộ đó, hoặc không bán thì có thể cho thuê và sẽ trả giá cao. Cho bác hỏi: Nếu như cháu bác đồng ý bán hoặc cho thuê những phim lưu hành nội bộ như vậy thì có bị xử phạt hành chính hay không? Mức xử phạt là bao nhiêu? Văn bản pháp luật nào có quy định? Mong công ty tư vấn giúp Bác!

Phát hành phim là gì?

Theo khoản 8 Điều 4 Luật Điện ảnh 2006 định nghĩa về phát hành phịm như sau:

8. "Phát hành phim là quá trình lưu thông phim thông qua hình thức bán, cho thuê, xuất khẩu, nhập khẩu."

Pháp luật quy định về bán, cho thuê phim như thế nào?

  Cho thuê, bán phim lưu hành nội

Cho thuê, bán phim lưu hành nội

Căn cứ theo Điều 28 Luật Điện ảnh 2006 và khoản 2 Điều này được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Điện ảnh sửa đổi 2009, quy định đối với bán, cho thuê phim như sau:

"1. Tổ chức, cá nhân được bán, cho thuê phim nhựa, băng phim, đĩa phim, mở đại lý, cửa hàng bán, cho thuê băng phim, đĩa phim theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật này.
2. Chỉ được bán, cho thuê phim nhựa, băng phim, đĩa phim đã có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc đã có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình; băng phim, đĩa phim phải được dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.”

Những hành vi nào là hành vi phạm trong phát hành phim?

Căn cứ theo Điều 50 Luật Điện ảnh 2006, được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Luật Điện ảnh sửa đổi 2009 quy định về các hành vi vi phạm trong phát hành phim như sau:

- Phát hành phim khi chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc chưa có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh.

- Phát hành phim sau khi có quyết định cấm phổ biến, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi, tịch thu, tiêu huỷ.

- Phát hành băng phim, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (Cụm từ “Bộ Văn hoá - Thông tin” bị thay thế bởi quy định tại Điều 2 Luật Điện ảnh sửa đổi 2009)

- In sang, nhân bản phim để phát hành không có hợp đồng hoặc không theo đúng hợp đồng với chủ sở hữu phim.

- Xuất khẩu phim chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc chưa có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam.

- Xuất khẩu băng phim, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (Cụm từ “Bộ Văn hoá - Thông tin” bị thay thế bởi quy định tại Điều 2 Luật Điện ảnh sửa đổi 2009)

- Nhập khẩu phim không đúng quy định tại các khoản 2, 3 và 5 Điều 30 của Luật này.

- Cho thuê, bán phim lưu hành nội bộ.

- Quản lý và sử dụng phim nhập khẩu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học không đúng mục đích, cho người tham dự xem phim không đúng đối tượng.

Xử lý vi phạm pháp luật về điện ảnh được quy định như thế nào?

Theo Điều 21 Nghị định 54/2010/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật về điện ảnh như sau:

- Cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động điện ảnh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động điện ảnh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Việc xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động điện ảnh thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa.

Bán, cho thuê phim lưu hành nội bộ bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về việc vi phạm quy định về phát hành phim, cụ thể như sau:

"Điều 7. Vi phạm quy định về phát hành phim
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán, cho thuê phim thuộc diện lưu hành nội bộ;
b) Tẩy xóa, sửa đổi nhãn kiểm soát dán trên băng, đĩa phim.
[...]
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy băng, đĩa hoặc những vật liệu chứa nội dung phim đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này."

Tuy nhiên, theo khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức xử phạt áp dụng đối với cá nhân, Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, nếu như anh Phong đồng ý bán hoặc cho thuê phim thuộc diện lưu hành nội bộ có thể bị xử phạt hành chính theo mức phạt nêu trên. Đồng thời sẽ bị tịch thu lại phim thuộc diện lưu hành nội bộ và buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm này.

Điện ảnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỆN ẢNH
Luật xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hoạt động điện ảnh gồm những hoạt động nào? Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế đối với người tham gia hoạt động điện ảnh không?
Pháp luật
Doanh nghiệp sản xuất phim cần phải thực hiện những gì để đáp ứng theo đúng tiêu chuẩn được quy định trong Luật Điện ảnh?
Pháp luật
Pháp luật có nghiêm cấm hành vi sao chép phim hay không? Sao chép phim nhằm mục đích gì thì không bị coi là vi phạm pháp luật?
Pháp luật
Công nghiệp điện ảnh có phải ngành kinh tế không? Nhà nước có những chính sách gì để phát triển công nghiệp điện ảnh?
Pháp luật
Phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam: Những hoạt động nào trong lĩnh vực điện ảnh được Nhà nước hỗ trợ phát triển từ 01/01/2023?
Pháp luật
Cục Điện ảnh thực hiện chức năng như thế nào? Cục Điện ảnh có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với hoạt động quản lý phim phổ biến trên không gian mạng?
Pháp luật
Xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm trong phát hành phim và phổ biến phim được quy định như thế nào trong Luật Điện ảnh?
Pháp luật
Hoạt động phổ biến phim truyện trên kênh Youtube, các trang web thì có phải xin giấy phép phổ biến phim hay không? Ai có thẩm quyền cấp giấy phép phổ biến phim?
Pháp luật
Từ ngày 1/1/2023, hồ sơ, trình tự thực hiện đề nghị cấp giấy phép tổ chức liên hoan phim được quy định như thế nào?
Pháp luật
Phim Việt Nam có được tăng thời lượng chiếu vào các ngày lễ lớn của đất nước? Phim cho trẻ em được ưu tiên phát sóng khung giờ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điện ảnh
2,046 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điện ảnh Luật xử phạt vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điện ảnh Xem toàn bộ văn bản về Luật xử phạt vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào