Theo pháp luật về kinh doanh bảo hiểm hiện hành, để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Kinh doanh bảo hiểm là gì? Doanh nghiệp bảo hiểm là gì?
Về khái niệm kinh doanh bảo hiểm, căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 được quy định như sau:
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Về khái niệm doanh nghiệp bảo hiểm, căn cứ tại khoản 5 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 được quy định như sau:
Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.
Các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010) cụ thể như sau:
Các tổ chức kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
- Công ty cổ phần bảo hiểm;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm;
- Hợp tác xã bảo hiểm;
- Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
Để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Về điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, căn cứ theo quy định tại Điều 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010) cụ thể như sau:
Các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
- Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
- Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 của Luật này;
- Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
- Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm;
- Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đủ năng lực tài chính và có bằng chứng để chứng minh nguồn tài chính hợp pháp khi tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.
Về điều kiện chung để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 73/2016/NĐ-CP cụ thể như sau:
Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
- Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 151/2018/NĐ-CP);
- Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;
- Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.
Về điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, theo quy định tại Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm:
Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định này, thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phải là tổ chức và đáp ứng các điều kiện sau đây:
* Đối với tổ chức nước ngoài:
+ Là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam;
+ Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam (được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 151/2018/NĐ-CP);
+ Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép;
+ Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
* Đối với tổ chức Việt Nam:
+ Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
- Điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm:
Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định này, công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến thành lập phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này và 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến được thành lập (được sửa đổi bởi điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định 151/2018/NĐ-CP);
Trên đây là những quy định liên quan đến điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm theo pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?