Theo quy định của pháp luật, người bị nhiễm HIV có được trợ giúp pháp lý trong một vụ án dân sự hay không?
- Người nhiễm HIV có được trợ giúp pháp lý hay không?
- Người nhiễm HIV muốn được trợ giúp pháp lý phải chuẩn bị các thành phần hồ sơ như thế nào?
- Mức phí mà người nhiễm HIV phải trả trong quá trình được trợ giúp pháp lý là bao nhiêu?
- Người nhiễm HIV có các quyền và nghĩa vụ gì khi được trợ giúp pháp lý?
Người nhiễm HIV có được trợ giúp pháp lý hay không?
Theo quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì người được trợ giúp pháp lý bao gồm những người sau:
- Người có công với cách mạng.
- Người thuộc hộ nghèo.
- Trẻ em.
- Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
- Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
+ Người nhiễm chất độc da cam;
+ Người cao tuổi;
+ Người khuyết tật;
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
+ Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
+ Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
+ Người nhiễm HIV.
Theo quy định trên thì trong trường hợp chị là người nhiễm HIV có khó khăn về tài chính thì sẽ được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Việc trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
Người bị nhiễm HIV có được trợ giúp pháp lý trong một vụ án dân sự hay không?
Người nhiễm HIV muốn được trợ giúp pháp lý phải chuẩn bị các thành phần hồ sơ như thế nào?
Căn cứ vào khoản 14 Điều 33 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định giấy tờ chứng minh là người nhiễm HIV có khó khăn về tài chính gồm các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội; Giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;
- Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp xác định là người nhiễm HIV.
Mức phí mà người nhiễm HIV phải trả trong quá trình được trợ giúp pháp lý là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý như sau:
- Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.
- Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
- Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
- Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý.
Do đó, trong quá trình nhận trợ giúp pháp lý, người có yêu cầu trợ giúp không phải trả bất cứ chi phí nào cho người cung cấp trợ giúp pháp lý.
Người nhiễm HIV có các quyền và nghĩa vụ gì khi được trợ giúp pháp lý?
Quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý là người nhiễm HIV cũng tương tự với các quyền và nghĩa vụ của các đối tượng được trợ giúp pháp lý khác theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 như sau:
Quyền của người được trợ giúp pháp lý là người nhiễm HIV:
- Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.
- Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.
- Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.
- Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý là người nhiễm HIV:
- Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
- Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.
- Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết.
- Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.
Như vậy, trong trường hợp chị có đủ hồ sơ chứng minh mình là người nhiễm HIV đang có khó khăn về tài chính thì có thể nhận sự trợ giúp pháp lý để giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế của chị và mẹ chồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?