Theo quy định của pháp luật sinh viên trung cấp ngành nghệ thuật biểu diễn chèo có được miễn học phí không?
Nghệ thuật biểu diễn chèo có phải là ngành nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu không?
Căn cứ tại Danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu ban hành kèm theo Thông tư 37/2017/TT-BLĐTBXH:
Theo đó, các nhóm ngành nghề xã hội có nhu cầu nhưng khó tuyển sinh bao gồm:
- Mỹ thuật: kỹ thuật điêu khắc gỗ, điêu khắc;
- Nghệ thuật biểu diễn: ca kịch Huế, dân ca, chèo, tuồng, cải lương, …;
- Mỹ thuật ứng dụng: kỹ thuật sơn mài và khảm trai;
- Công nghệ kỹ thuật cơ khí: đóng mới thân tàu biển;
- Công nghệ sản xuất: sản xuất sản phẩm từ cao su, chế biến mủ cao su;
- Công nghệ kỹ thuật mỏ;
- Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật: gia công và lắp dựng kết cấu thép, rèn, dập, …;
- Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường;
- Xây dựng: cầu đuồng, cốp pha – giàn giáo, cốt thép- hàn, nề- hoàn thiện;
- Lâm nghiệp, thủy sản;
- Quản lý tài nguyên môi trường.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì ngành nghệ thuật biểu diễn chèo là ngành nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu.
Sinh viên trung cấp ngành nghệ thuật biểu diễn chèo có được miễn học phí không?
Sinh viên trung cấp ngành nghệ thuật biểu diễn chèo có được miễn học phí không?
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP, có 19 đối tượng được miễn học phí được quy định cụ thể như sau:
- Các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên khuyết tật.
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng và người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, giáo dục đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Trẻ em mầm non 05 tuổi ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Trẻ em mầm non 05 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều này được miễn học phí từ năm học 2024 - 2025 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2024).
- Trẻ em mầm non và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sỹ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sỹ quan, binh sĩ tại ngũ.
- Học sinh trung học cơ sở ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được miễn học phí từ năm học 2022 - 2023 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2022).
- Học sinh trung học cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại khoản 8 Điều này được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2025).
- Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên) theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
- Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.
- Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.
- Người học thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ.
- Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.
- Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
- Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Như vậy, theo như quy định trên thì pháp luật có quy định người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định sẽ được miễn học phí. Mà ngành của bạn là nghệ thuật biểu diễn chèo thuộc đối tượng này cho nên nếu theo học trung cấp ngành này thì bạn sẽ được nhà nước miễn học phí.
Nộp hồ sơ xin miễn học phí theo quy trình nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 81/2021 quy định về trình tự thực hiện nộp hồ sơ cho đối tượng miễn , giảm học phí như sau:
- Trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên; học sinh, sinh viên, học viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc đối tượng được miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí học tập nộp Đơn (theo mẫu tại Phụ lục II; Phụ lục III; Phụ lục IV; Phụ lục V; Phụ lục VI, Phụ lục VII Nghị định này) và bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc một trong các giấy tờ được quy định để minh chứng thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi cơ sở giáo dục theo hình thức nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc hệ thống giao dịch điện tử.
Tải về mẫu đơn đề nghị miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?