Theo quy định hiện hành thì xử lý thế nào với đơn vị không đối chiếu số dư với Kho bạc Nhà nước? Kho bạc Nhà nước có quyền giải quyết vấn đề này hay không không?
Xử lý thế nào với đơn vị không đối chiếu số dư với Kho bạc Nhà nước?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2020/TT-BTC quy định nhiệm vụ quyền hạn của chủ tài khoản như sau:
- Nhiệm vụ
Chủ tài khoản là người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng số tiền trên tài khoản của đơn vị, tổ chức mở tại KBNN (tài khoản dự toán, tài khoản tiền gửi và tài khoản có tính chất tiền gửi), có nhiệm vụ:
+ Lập và gửi hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản đến KBNN; chịu trách nhiệm về tính pháp lý của các giấy tờ liên quan đến Hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản của đơn vị;
+ Chấp hành chế độ đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN;
+ Sử dụng mã ĐVQHNS của mình trong hoạt động giao dịch về ngân sách từ khâu lập dự toán, tổng hợp và phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách;
+ Chấp hành đúng chế độ quản lý tài chính, tiền tệ của Nhà nước; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính và KBNN;
+ Kịp thời thông báo cho KBNN nơi mở tài khoản khi phát hiện thấy có sai sót, nhầm lẫn trên tài khoản của mình hoặc nghi ngờ tài khoản của mình bị lợi dụng;
+ Hoàn trả hoặc phối hợp với KBNN hoàn trả các khoản tiền do sai sót, nhầm lẫn đã ghi Có vào tài khoản của mình;
+ Cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin liên quan về mở và sử dụng tài khoản thanh toán. Thông báo kịp thời và gửi các giấy tờ liên quan cho KBNN nơi mở tài khoản khi có sự thay đổi về thông tin trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán;
+ Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng tài khoản do lỗi của mình;
+ Không được cho thuê, cho mượn tài khoản;
+ Đăng ký số điện thoại di động của chủ tài khoản (hoặc người được ủy quyền), kế toán trưởng đơn vị với KBNN nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, kiểm soát kịp thời sự biến động số dư tài khoản của đơn vị với KBNN.
Như vậy, bạn sẽ bị yêu cầu chủ tài khoản có nhiệm vụ chấp hành chế độ đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Kho bạc nhà nước
Nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 18/2020/TT-BTC quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước như sau:
- Nhiệm vụ
+ Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức thực hiện đúng chế độ đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN.
+ Tổ chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản cho các đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này.
+ Hạch toán đúng tài khoản kế toán phù hợp theo từng nội dung phát sinh trên chứng từ kế toán của đơn vị giao dịch. Kịp thời ghi Có vào tài khoản của đơn vị, tổ chức các lệnh thanh toán chuyển tiền đến, nộp tiền mặt vào tài khoản; hoàn trả kịp thời các khoản tiền do sai sót, nhầm lẫn đã ghi Nợ vào tài khoản.
+ Lưu giữ mẫu dấu, mẫu chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (trường hợp đơn vị, tổ chức thuộc đối tượng phải đăng ký chữ ký kế toán trưởng) và những người được ủy quyền để kiểm tra, đối chiếu trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán của đơn vị, tổ chức.
+ Cập nhật kịp thời các thông tin khi có thông báo thay đổi nội dung trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán của chủ tài khoản. Bảo quản lưu trữ hồ sơ mở tài khoản và các chứng từ giao dịch qua tài khoản theo đúng quy định của pháp luật.
+ Đảm bảo bí mật các thông tin liên quan đến tài khoản của các đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.
+ Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo trên tài khoản của đơn vị, tổ chức do lỗi của KBNN.
+ Chấp hành đúng chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính hiện hành đối với các đơn vị, tổ chức đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN; giải quyết xử lý theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ tài chính, tiền tệ, chế độ đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN.
+ Phối hợp với cơ quan Tài chính trong việc kiểm tra mã ĐVQHNS cho các đơn vị, tổ chức liên quan.
+ Cấp Giấy chứng nhận mã số đơn vị giao dịch với KBNN cho các đơn vị, tổ chức theo quy định tại Quyết định số 990/QĐ-KBNN ngày 24/11/2008 của Tổng Giám đốc KBNN.
+ Thông báo số hiệu tài khoản cho đơn vị, tổ chức theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư này.
+ Cung cấp đầy đủ, kịp thời sự biến động số dư tài khoản của đơn vị theo số điện thoại đơn vị đã đăng ký quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
+ Trích tài khoản thanh toán các khoản chi theo chế độ quy định theo ủy quyền của chủ tài khoản.
+ Thực hiện sao chụp tài liệu kế toán liên quan khi có yêu cầu của đơn vị, tổ chức giao dịch theo quy định của pháp luật kế toán.
+ Phối hợp và phục vụ công tác kiểm toán tài khoản các chương trình, dự án ODA theo yêu cầu của nhà tài trợ đối với các tài khoản từ nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài do chủ dự án mở tại KBNN.
+ Lập Bảng thống kê các đơn vị có quan hệ với ngân sách ngừng hoạt động theo từng năm (Mẫu số 08-MSNS-BTC ban hành kèm theo Thông tư số 185/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015); đồng thời gửi cơ quan tài chính đồng cấp làm thủ tục đóng mã số ĐVQHNS (đối với mã ĐVQHNS do cơ quan tài chính cấp).
Như vậy, quy định Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ tài chính, tiền tệ, chế độ đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Quyền hạn của Kho bạc Nhà nước là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 18/2020/TT-BTC quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước như sau:
- Quyền hạn
+ Từ chối việc đăng ký sử dụng tài khoản của các đối tượng không thuộc phạm vi được phép mở tài khoản tại KBNN và các đơn vị không thực hiện đúng chế độ đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN quy định tại Thông tư này.
+ Trả lãi, thu phí đối với các đối tượng được trả lãi và thu phí tiền gửi theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Thông tư này.
+ Từ chối việc chi trả cho đơn vị, tổ chức trong các trường hợp sau:
- Vi phạm chế độ quản lý tài chính, chế độ mở và sử dụng tài khoản tại KBNN;
- Không thực hiện đúng thủ tục thanh toán; không chấp hành đúng các quy định về cam kết chi, chi trả, thanh toán qua KBNN.
+ Đối chiếu số liệu định kỳ, đột xuất giữa KBNN và đơn vị, tổ chức sử dụng tài khoản tại KBNN.
+ Phong tỏa hoặc tự động trích tài khoản của Chủ tài khoản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Cung cấp thông tin kinh tế về hoạt động của Chủ tài khoản theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì Kho bạc Nhà nước có quyền hạn từ chối việc chi trả cho đơn vị, tổ chức, cá nhân trong trường hợp:
- Vi phạm chế độ quản lý tài chính, chế độ mở và sử dụng tài khoản tại kho bạc nhà nước;
- Không thực hiện đúng thủ tục thanh toán; không chấp hành đúng các quy định về chi trả, thanh toán qua kho bạc nhà nước.
Cho nên, theo quy định này thì chủ tài khoản tức là đơn vị chị phải có trách nhiệm thực hiện đúng chế độ mở và sử dụng tài khoản tại kho bạc nhà nước trong đó có nhiệm vụ gửi Bản đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản tới kho bạc nhà nước để thực hiện đối chiếu xác nhận số liệu), đồng thời, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện đúng chế độ mở và sử dụng tài khoản tại kho bạc nhà nước, nếu đã nhắc nhở mà đơn vị không chấp hành thì Kho bạc Nhà nước có quyền từ chối việc chi trả, thanh toán cho đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?