Theo quy hoạch đã được phê duyệt tiếp tục xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu nhà chung cư có được bố trí tái định cư?
Theo quy hoạch đã được phê duyệt tiếp tục xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu nhà chung cư có được bố trí tái định cư?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 72 Luật Nhà ở 2023 có quy định như sau:
Bố trí nhà ở phục vụ tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời
1. Đối với trường hợp có quyền sở hữu nhà ở thì việc bố trí nhà ở phục vụ tái định cư được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợp theo quy hoạch đã được phê duyệt tiếp tục xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu nhà chung cư được bố trí tái định cư tại chỗ theo phương án bồi thường, tái định cư đã được phê duyệt.
Đối với nhà chung cư quy định tại khoản 10 Điều 2 của Luật này thì các chủ sở hữu nhà chung cư được bồi thường theo hệ số K quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 71 của Luật này.
Đối với nhà chung cư không thuộc quy định tại khoản 10 Điều 2 của Luật này thì các chủ sở hữu nhà chung cư phải đóng góp kinh phí để xây dựng lại nhà chung cư, trừ trường hợp nhà chung cư thuộc quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 62 của Luật này. Việc đóng góp kinh phí để xây dựng lại nhà chung cư được thỏa thuận nộp theo tiến độ dự án hoặc nộp một lần sau khi bàn giao căn hộ và được xác định trong phương án bồi thường, tái định cư;
b) Trường hợp theo quy hoạch đã được phê duyệt không tiếp tục xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu được bố trí nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định tại khoản 4 Điều 60 của Luật này.
...
Như vậy, nếu trường hợp theo quy hoạch đã được phê duyệt tiếp tục xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu nhà chung cư sẽ được bố trí tái định cư tại chỗ theo phương án bồi thường, tái định cư đã được phê duyệt.
Theo quy hoạch đã được phê duyệt tiếp tục xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu nhà chung cư có được bố trí tái định cư (Hình từ Internet)
Việc phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư để thực hiện xây dựng lại nhà chung cư chỉ thực hiện khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 70 Luật Nhà ở 2023 có quy định như sau:
Nguyên tắc lập phương án bồi thường, tái định cư
1. Việc lập, phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư để thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chỉ được thực hiện sau khi có quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
2. Trường hợp thực hiện dự án quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này thì phương án bồi thường, tái định cư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công; đối với dự án quy định tại khoản 3 Điều 68 của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tổ chức có trách nhiệm lập phương án bồi thường, tái định cư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
3. Trường hợp lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tham gia đăng ký làm chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư lập phương án bồi thường, tái định cư để các chủ sở hữu nhà chung cư quyết định lựa chọn.
...
Như vậy, việc phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư để thực hiện xây dựng lại nhà chung cư chỉ được thực hiện sau khi có quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
Phương án bồi thường, tái định cư có nội dung như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 71 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:
Theo đó, phương án bồi thường, tái định cư có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên của chủ đầu tư đối với trường hợp đã lựa chọn được chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;
- Tên và địa chỉ của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư;
- Vị trí, diện tích nhà chung cư được cải tạo, xây dựng lại; vị trí, diện tích nhà ở phục vụ tái định cư được bố trí;
- Hình thức bố trí nhà ở phục vụ tái định cư bao gồm bố trí nhà ở phục vụ tái định cư tại chỗ hoặc tại địa điểm khác hoặc mua, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn hoặc nhận tiền theo quy định của Luật Nhà ở 2023;
- Hệ số K diện tích căn hộ đối với nhà chung cư quy định tại khoản 10 Điều 2 của Luật Nhà ở 2023; giá đất để tính bồi thường (nếu có); giá thuê nhà ở sau khi đầu tư xây dựng lại (nếu có);
- Giá trị căn hộ được xác định sau khi quy đổi diện tích theo hệ số K quy định tại điểm đ khoản này; tiền đóng góp để xây dựng căn hộ theo tiến độ dự án hoặc nộp một lần sau khi bàn giao căn hộ đối với nhà chung cư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 2 của Luật Nhà ở 2023; giá trị nhà ở phục vụ tái định cư trong trường hợp tái định cư tại địa điểm khác;
- Thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đối với trường hợp quy định tại khoản 11 Điều 60 của Luật Nhà ở 2023;
- Phương án xử lý đối với các căn hộ còn lại sau khi đã bố trí tái định cư;
- Khoản tiền chênh lệch (nếu có) mà chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư hoặc chủ sở hữu phải thanh toán giữa giá trị nhà ở phục vụ tái định cư và giá trị nhà ở chủ sở hữu sẽ nhận theo phương án bồi thường, tái định cư;
- Thời gian thực hiện dự án; thời gian hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời; thời gian bàn giao nhà ở phục vụ tái định cư theo hình thức quy định tại điểm d khoản 1 Điều 71 Luật Nhà ở 2023;
- Kinh phí hỗ trợ di dời, thuê nhà ở tạm thời và các kinh phí liên quan khác (nếu có);
- Kinh phí bảo trì sau khi xây dựng lại nhà chung cư thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở 2023;
- Bồi thường, tái định cư đối với phần diện tích khác không phải là căn hộ chung cư (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Định mức cơ sở vật chất là gì? Định mức cơ sở vật chất trong lĩnh vực giáo dục đào tạo có những nội dung nào?
- Đánh giá hợp quy các sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn thực hiện theo phương thức nào?
- Mẫu số 16 Báo cáo năm về tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện mới nhất theo Nghị định 136?
- Tối thiểu bao nhiêu m2 thì được cấp sổ đỏ 2025? Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu năm 2025 như thế nào?
- Hộ gia đình có được tự lập thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ? Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình gồm mấy bản vẽ thiết kế?