Theo quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi người làm nông cần áp dụng các quy tắc gì khi sử dụng thiết bị liên quan đến trồng trọt và thu hoạch?
- Theo quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi người làm nông cần áp dụng các quy tắc gì khi sử dụng thiết bị liên quan đến trồng trọt và thu hoạch?
- Để phòng ngừa lây nhiễm chéo trong quy trình xử lý, bảo quản và vận chuyển rau quả tươi thì cần làm gì?
- Rau quả tươi cần được bảo quản và vận chuyển trong điều kiện thế nào?
Theo quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi người làm nông cần áp dụng các quy tắc gì khi sử dụng thiết bị liên quan đến trồng trọt và thu hoạch?
Tại tiểu mục 3.2.4 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, REV 2010) về Quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi có quy định theo yêu cầu, người trồng và thu hoạch cần tuân theo các quy định kỹ thuật khuyến cáo về mục đích sử dụng và bảo trì của nhà sản xuất thiết bị. Người trồng và thu hoạch cần áp dụng các quy tắc thực hành vệ sinh sau đây:
- Thiết bị và vật chứa tiếp xúc với các loại rau quả tươi phải được làm bằng vật liệu không độc hại. Chúng phải được thiết kế và lắp đặt để đảm bảo rằng, khi cần, có thể được làm sạch, khử trùng và bảo trì để tránh nhiễm bẩn rau quả tươi. Các yêu cầu bảo trì và vệ sinh cụ thể cần được xác định cho mỗi loại thiết bị sử dụng cho từng loại rau quả nhất định.
- Các thùng chứa chất thải, sản phẩm phụ, phế phẩm và các chất nguy hại cần được phân biệt rõ ràng, lắp đặt thích hợp và khi cần, được làm bằng vật liệu trơ. Khi cần, những vật chứa này cần được khóa để ngăn chặn ô nhiễm ngẫu nhiên hoặc có chủ ý đến rau quả tươi hoặc nguyên vật liệu đầu vào. Những thùng chứa này cần được cách ly hoặc được xác định bằng cách khác để tránh việc sử dụng lại thùng chứa sau thu hoạch;
- Các thùng chứa không thể giữ lâu hơn trong điều kiện vệ sinh thì cần được loại bỏ.
- Thiết bị và công cụ cần được sử dụng đúng mục đích thiết kế để không làm hỏng sản phẩm. Những thiết bị này cần được duy trì trong tình trạng tốt.
Theo quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi người làm nông cần áp dụng các quy tắc gì khi sử dụng thiết bị liên quan đến trồng trọt và thu hoạch? (Hình từ Internet)
Để phòng ngừa lây nhiễm chéo trong quy trình xử lý, bảo quản và vận chuyển rau quả tươi thì cần làm gì?
Về nội dung này tại tiểu mục 3.3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, REV 2010) có nêu:
Trong quá trình hoạt động sản xuất chính và sau thu hoạch, cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn lây nhiễm chéo các loại rau quả tươi từ nguyên vật liệu đầu vào hoặc những người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các loại rau quả tươi.
Để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm chéo các loại rau quả tươi, người trồng, người thu hoạch và nhân viên phải tuân thủ các quy định trong Phụ lục C của tiêu chuẩn này và như sau:
- Tại thời điểm thu hoạch, phải xem xét sự cần thiết quản lý bổ sung khi có điều kiện thời tiết bất lợi, có thể làm tăng khả năng ô nhiễm cây trồng.
- Các sản phẩm rau quả tươi không thích hợp cho người sử dụng phải được tách riêng trong quá trình thu hoạch. Cần loại bỏ các sản phẩm không an toàn khi chế biến tiếp theo để tránh ô nhiễm cho sản phẩm rau quả tươi hoặc nguyên vật liệu nông nghiệp ban đầu.
- Người sản xuất nông nghiệp không nên sử dụng các thùng chứa sản phẩm thu hoạch để chứa các nguyên vật liệu (ví dụ đồ ăn, công cụ làm việc, nhiên liệu, v.v...) khác với các loại rau quả đã thu hoạch.
- Thiết bị và thùng chứa đã được sử dụng cho các vật liệu có khả năng gây các mối nguy (ví dụ rác thải, phân bón. v.v...) thì không được sử dụng để đựng các loại rau quả tươi hoặc không được để tiếp xúc với vật liệu bao gói được sử dụng cho các loại rau quả tươi mà chưa được làm sạch và khử trùng.
- Cần chú ý khi thực hiện bao gói rau quả tươi tại nông trại để tránh gây nhiễm bẩn các thùng chứa hoặc các vật chứa do tiếp xúc với phân động vật/phân người.
Rau quả tươi cần được bảo quản và vận chuyển trong điều kiện thế nào?
Căn cứ theo nội dung được nêu tại tiểu mục 3.3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, REV 2010) thì rau quả tươi cần được bảo quản và vận chuyển trong điều kiện giảm tối đa khả năng ô nhiễm các vi sinh vật, hóa chất hoặc hư hỏng cơ học. Nên áp dụng các quy phạm thực hành sau đây:
- Thiết bị bảo quản và phương tiện vận chuyển các sản phẩm thu hoạch phải được thiết kế để giảm thiểu thiệt hại cho các loại rau quả tươi và để tránh sự xâm nhập của côn trùng.
Thiết bị phải được làm bằng vật liệu không độc hại, cho phép được làm sạch dễ dàng và triệt để. Chúng phải được xây dựng theo cách để giảm nguy cơ gây nhiễm bẩn từ các vật như thủy tinh, gỗ, nhựa, v.v...
- Rau quả tươi không phù hợp để dùng cho người phải được tách riêng trước khi bảo quản hay vận chuyển. Những sản phẩm không an toàn để chế biến tiếp theo phải được loại bỏ để tránh gây nhiễm bẩn các sản phẩm rau quả tươi và các nguyên vật liệu nông nghiệp;
- Người sản xuất cần loại bỏ càng nhiều đất càng tốt ra khỏi rau quả tươi trước khi bảo quản hoặc vận chuyển. Cần chú ý đến việc giảm thiểu hư hỏng cơ học cho cây trồng trong quá trình này;
- Phương tiện vận chuyển không được sử dụng để vận chuyển các chất độc hại, trừ khi đã được làm sạch và được khử trùng khi cần để tránh lây nhiễm chéo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?