Theo Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do UKVFTA thì xác định hàng hóa có xuất xứ thuần túy thế nào?

Dựa theo Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) thì cho tôi hỏi hàng hóa có xuất xứ thuần túy được xác định thế nào? Câu hỏi của anh Tâm (Hải Phòng).

Theo Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do UKVFTA thì xác định hàng hóa có xuất xứ thuần túy thế nào?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 02/2021/TT-BTC quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len do Bộ Công thương ban hành, có nêu như sau:

Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy tại một Nước thành viên trong các trường hợp sau:

(1) Khoáng sản khai thác từ lòng đất hoặc đáy biển của Nước thành viên.

(2) Cây trồng và sản phẩm cây trồng được trồng và thu hoạch hoặc thu lượm tại Nước thành viên.

(3) Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Nước thành viên.

(4) Sản phẩm của động vật sống được nuôi dưỡng tại Nước thành viên.

(5) Sản phẩm thu được từ giết mổ động vật được sinh ra và nuôi dưỡng tại Nước thành viên.

(6) Sản phẩm thu được từ săn bắn hoặc đánh bắt tại Nước thành viên.

(7) Sản phẩm thu được từ nuôi trồng thủy sản trong đó cá, động vật giáp xác và động vật thân mềm được sinh ra hoặc nuôi dưỡng từ trứng, cá bột, cá nhỏ và ấu trùng.

(8) Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm khác thu được ngoài vùng lãnh hải bằng tàu của Nước thành viên.

(9) Sản phẩm được sản xuất ngay trên tàu chế biến của Nước thành viên từ các sản phẩm được quy định tại khoản 8 nêu trên.

(10) Sản phẩm đã qua sử dụng thu được từ Nước thành viên chỉ phù hợp để tái chế thành nguyên liệu thô.

(11) Phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất tại Nước thành viên.

(12) Sản phẩm được khai thác từ đáy biển hoặc dưới đáy biển ngoài vùng lãnh hải nhưng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nước thành viên.

(13) Hàng hóa được sản xuất hoàn toàn tại Nước thành viên từ tất cả các sản phẩm nêu trên.

Lưu ý: Khái niệm “cây trồng và sản phẩm cây trồng” bao gồm cây trồng, hoa, quả, rau củ, rong biển và nấm.

Khái niệm “tàu của Nước thành viên” và “tàu chế biến của Nước thành viên” chỉ áp dụng đối với tàu và tàu chế biến đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Được đăng ký, treo cờ Việt Nam hoặc Vương quốc Anh hoặc quốc gia thành viên của EU và có ít nhất 50% thuộc sở hữu của cá nhân tại Nước thành viên hoặc quốc gia thành viên của EU.

- Được đăng ký, treo cờ Việt Nam hoặc Vương quốc Anh hoặc quốc gia thành viên của EU và thuộc sở hữu của pháp nhân là tổ chức nhà nước, tư nhân của một trong các Nước thành viên có ít nhất 50% thuộc sở hữu của Việt Nam hoặc Vương quốc Anh hoặc quốc gia thành viên của EU.

Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do UKVFTA

Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do UKVFTA (Hình từ Internet)

Theo Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do UKVFTA, hàng hóa nào được xác định là có xuất xứ không thuần túy?

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-BTC thì hàng hóa được xác định là có xuất xứ không thuần túy theo Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do UKVFTA là hàng hóa được coi là đã trải qua công đoạn gia công hoặc chế biến đầy đủ khi đáp ứng Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BTC.

* Đối với nguyên liệu được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa:

- Quy tắc cụ thể mặt hàng nêu trên này chỉ áp dụng cho nguyên liệu không có xuất xứ.

- Trong trường hợp sản phẩm có xuất xứ theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BTC, sau đó được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm khác, tiêu chí xuất xứ của sản phẩm khác đó không áp dụng đối với sản phẩm dùng làm nguyên liệu và không áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm dùng làm nguyên liệu.

Hàng hóa không thay đổi xuất xứ là gì?

Tại Điều 17 Thông tư 02/2021/TT-BTC thì trong Hiệp định thương mại tự do UKVFTA hàng hóa không thay đổi xuất xứ được quy định như sau:

Hàng hóa không thay đổi xuất xứ
1. Hàng hóa khai báo nhập khẩu vào Nước thành viên được coi là giữ nguyên xuất xứ ban đầu với điều kiện hàng hóa trong quá trình vận chuyển hoặc lưu kho không bị thay đổi hoặc trải qua công đoạn gia công làm thay đổi hàng hóa, ngoại trừ các công đoạn sau đây:
a) Bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt.
b) Thêm vào hoặc dán nhãn, nhãn hiệu, dấu niêm phong hoặc tài liệu khác nhằm đảm bảo tuân thủ quy định cụ thể của Nước thành viên nhập khẩu.
c) Các công đoạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này được thực hiện dưới sự giám sát của hải quan nước quá cảnh hoặc chia nhỏ hàng hóa trước khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa.
2. Hàng hóa được phép lưu kho với điều kiện nằm trong sự giám sát của cơ quan hải quan nước quá cảnh.
3. Việc chia nhỏ lô hàng được phép thực hiện bởi nhà xuất khẩu hoặc theo ủy quyền của nhà xuất khẩu với điều kiện hàng hóa nằm trong sự giám sát của hải quan nước chia nhỏ lô hàng.
4. Trong trường hợp nghi ngờ, Nước nhập khẩu yêu cầu người khai hải quan cung cấp bằng chứng của việc tuân thủ, dưới bất kỳ hình thức nào, bao gồm:
a) Chứng từ vận tải như vận tải đơn.
b) Chứng từ thực tế hoặc cụ thể về dán nhãn hoặc đánh số kiện hàng.
c) Chứng từ liên quan đến hàng hóa.
d) Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền nước quá cảnh hoặc nước chia nhỏ lô hàng cung cấp hoặc bất kỳ chứng từ chứng minh hàng hóa nằm trong sự kiểm soát của hải quan nước quá cảnh hoặc nước chia nhỏ lô hàng.
5. Thuật ngữ “trong trường hợp nghi ngờ” quy định tại khoản 4 Điều này được hiểu là Nước thành viên nhập khẩu được quyền xác định trường hợp cần thiết phải yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp chứng từ chứng minh theo quy định tại khoản 4 Điều này nhưng không thể thường xuyên yêu cầu việc nộp các chứng từ chứng minh đó.
Xuất xứ hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ hay nguyên liệu trung gian theo quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định thế nào?
Pháp luật
Bảng kê khai chi phí sản xuất có phải nộp lại cho Chi cục Hải quan khi có nghi ngờ tiêu chí xuất xứ trên chứng từ không?
Pháp luật
Cách ghi xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu từ một nước không phải nước sản xuất như thế nào?
Pháp luật
Thời điểm xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ đối với hàng hóa đang trên đường vận chuyển là khi nào?
Pháp luật
Bắt buộc phải có bảng kê khai chi phí sản xuất trong hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng nhập khẩu phải không?
Pháp luật
Trị giá FOB là gì? Công thức tính LVC theo Trị giá FOB? Mẫu Bảng kê LVC theo Thông tư 05 TT BCT?
Pháp luật
Căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là gì? Căn cứ kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là gì?
Pháp luật
Mẫu lời văn khai báo xuất xứ của nhà xuất khẩu theo Hiệp định UKVFTA? Hướng dẫn khai báo xuất xứ?
Pháp luật
Tổng hợp các mẫu bảng kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa? Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa là gì?
Pháp luật
Tiêu chí WO là gì? Tổng hợp Mẫu Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí WO mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Cơ sở kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu? Mẫu bảng khai báo xuất xứ của nhà cung cấp nguyên liệu trong nước là mẫu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất xứ hàng hóa
2,131 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất xứ hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xuất xứ hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào