Thi hành án hình sự là gì? Việc thi hành án hình sự được thực hiện dựa trên các nguyên tắc nào?

Thi hành án hình sự là gì? Việc thi hành án hình sự được thực hiện dựa trên các nguyên tắc nào? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự là gì? - Câu hỏi của anh Nguyên Phương đến từ Quảng Ninh

Thi hành án hình sự là gì?

Căn cứ vào Điều 2 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:

Bản án, quyết định được thi hành
1. Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành.
2. Bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự.
3. Quyết định của Tòa án tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam chấp hành án và đã có quyết định thi hành; quyết định của Tòa án chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài.
4. Bản án, quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, giáo dục tại trường giáo dưỡng; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra đối với pháp nhân thương mại thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án hình sự.

Thi hành án hình sự về bản chất là hoạt động của Nhà nước, do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm thực thi các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp Nhà nước theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ. Tất cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân đều có nghĩa vụ phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành.

Thi hành án hình sự là gì?

Thi hành án hình sự là gì? (Hình từ Internet)

Việc thi hành án hình sự được thực hiện dựa trên các nguyên tắc nào?

Căn cứ vào Điều 4 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nguyên tắc thi hành án hình sự như sau:

(1) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

(2) Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

(3) Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp, quyền, lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại chấp hành án.

(4) Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất, mức độ phạm tội, độ tuổi, sức khỏe, giới tính, trình độ học vấn và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án.

(5) Thi hành án đối với người dưới 18 tuổi chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.

(6) Khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.

(7) Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.

(8) Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong hoạt động thi hành án hình sự, tái hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc thi hành án hình sự của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân đều phải được thực hiện dựa trên các nguyên tắc kể trên.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự là gì?

Căn cứ vào Điều 10 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự
1. Phá hủy cơ sở quản lý, giam giữ; hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở quản lý, giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi quản lý, giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải, dẫn giải; đánh tháo phạm nhân, người chấp hành biện pháp tư pháp, người bị áp giải, dẫn giải.
2. Không chấp hành quyết định thi hành án hình sự; cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nội quy, quy chế về thi hành án hình sự hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.
3. Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về thi hành án hình sự; trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người có trách nhiệm thi hành án hình sự.
4. Không ra quyết định thi hành án hình sự; không thi hành quyết định trả tự do theo quy định của pháp luật và quyết định khác của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.
5. Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, nhũng nhiễu trong thi hành án hình sự.
6. Tha trái pháp luật người đang bị giam, người bị áp giải thi hành án; thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, canh gác, áp giải thi hành án để người chấp hành án phạt tù, án tử hình hoặc án phạt trục xuất trốn.
7. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị miễn, giảm, hoãn, tạm đình chỉ, tha tù trước thời hạn có điều kiện, rút ngắn thời gian thử thách cho người không đủ điều kiện; không đề nghị cho người đủ điều kiện được miễn, giảm, hoãn, tạm đình chỉ, tha tù trước thời hạn có điều kiện, rút ngắn thời gian thử thách; đề nghị hoặc không đề nghị chấm dứt trước thời hạn việc chấp hành biện pháp tư pháp, hoãn, đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp; cản trở người, pháp nhân thương mại chấp hành án thực hiện các quyền theo quy định của Luật này.
8. Tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục người chấp hành án, biện pháp tư pháp.
9. Kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người, pháp nhân thương mại chấp hành án.
10. Cấp hoặc từ chối cấp trái quy định của pháp luật quyết định, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc giấy tờ khác về thi hành án hình sự.
11. Làm sai lệch hồ sơ, sổ sách về thi hành án hình sự.

Các hành vi nêu trên là các hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự.

Thi hành án hình sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng có phải là cơ quan thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc Phòng không?
Pháp luật
Cơ quan thi hành án hình sự nào có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện?
Pháp luật
Cơ quan thi hành án hình sự có được ra quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại hay không?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu thi hành án hình sự tại cộng đồng là gì? Ai có trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu thi hành án hình sự tại cộng đồng?
Pháp luật
Thông tin về tình hình chấp hành pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự được thu thập, quản lý từ những nguồn nào?
Pháp luật
Việc sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân được thực hiện bằng hình thức nào?
Pháp luật
Kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân do ai đảm bảo?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự là gì? Thông tin cá nhân của người chấp hành án có được đảm bảo bí mật trên cơ sở dữ liệu thi hành án hình sự không?
Pháp luật
Xây dựng, quản lý và bảo vệ cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự do cơ quan nào quản lý? Ai được khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi hành án hình sự
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
12,987 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi hành án hình sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thi hành án hình sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào