Thi tốt nghiệp THPT có môn bị dưới 1 điểm thì có xem là bị 'điểm liệt' hay chưa? Điểm ưu tiên được cộng khi thi tốt nghiệp THPT theo các diện là bao nhiêu?
Thi tốt nghiệp THPT có môn bị dưới 1 điểm thì có xem là bị "điểm liệt" hay chưa?
Hiện nay, Luật Giáo dục 2019 và Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDDT không định nghĩa về khái niệm "điểm liệt" trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
"Điểm liệt" chỉ là một thuật ngữ chung để nói về vấn đề điểm thi của thí sinh bị thấp dưới mức thấp nhất sẽ gọi là "điểm liệt".
Bên cạnh đó, tại Điều 42 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDDT có quy định như sau:
Công nhận tốt nghiệp THPT
1. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp ĐKDT để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có ĐXTN từ 5,0 (năm) điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.
2. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, được miễn thi tất cả các bài thi trong xét tốt nghiệp THPT theo quy định tại Điều 36 Quy chế này được công nhận tốt nghiệp THPT.
Theo đó, quy định nêu rõ rằng những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp ĐKDT để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có ĐXTN từ 5,0 (năm) điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.
Như vậy, đối chiếu quy định trên mặc dù chưa có định nghĩa về "điểm liệt" nhưng các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp ĐKDT để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm.
Điều này cho thấy rằng nếu bài thi dưới mức 1 điểm sẽ mặc nhiên gọi theo ngôn ngữ thông thường là "điểm liệt"
Vậy nên, trường hợp thi tốt nghiệp THPT có môn bị dưới 1 điểm thì bị xem là điểm liệt.
Các bài thi khi thi tốt nghiệp THPT sẽ được phân chia như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDDT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Bài thi
Tổ chức thi 05 (năm) bài thi, gồm: 03 (ba) bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn); 01 (một) bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (viết tắt là KHTN) gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; 01 (một) bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (viết tắt là KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT.”
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì bài thi sẽ được phân chia như sau:
Tổ chức thi chia thành 05 (năm) bài thi, gồm:
- 03 (ba) bài thi độc lập: là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn); - 01 (một) bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (viết tắt là KHTN): gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học;
- 01 (một) bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (viết tắt là KHXH): gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT.
Thi tốt nghiệp THPT có môn bị dưới 1 điểm thì có xem là bị 'điểm liệt' hay chưa? Điểm ưu tiên được cộng khi thi tốt nghiệp THPT theo các diện là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Điểm ưu tiên được cộng khi thi tốt nghiệp THPT theo các diện là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 39 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 18 Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT và khoản 19 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT như sau:
Điểm ưu tiên
1. Xét công nhận tốt nghiệp THPT tính theo 3 diện gồm Diện 1, Diện 2, Diện 3; trong đó, thí sinh Diện 1 là những thí sinh bình thường không được cộng điểm ưu tiên; thí sinh Diện 2 và Diện 3 được cộng điểm ưu tiên.
2. Diện 2: Cộng 0,25 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
a) Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81 % (đối với GDTX);
b) Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động;
c) Người dân tộc thiểu số;
d) Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nơi thường trú trong thời gian học cấp THPT từ 03 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ (tính từ thời điểm các xã này hoàn thành Chương trình 135 trở về trước); xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã khu vực I, II, III và xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp THPT;
đ) Người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hóa học;
e) Có tuổi đời từ 35 trở lên, tính đến ngày thi (đối với thí sinh GDTX).
3. Diện 3: Cộng 0,5 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
a) Người dân tộc thiểu số có nơi thường trú trong thời gian học cấp THPT từ 03 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ (tính từ thời điểm các xã này hoàn thành Chương trình 135 trở về trước); xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã khu vực I, II, III và xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận của các thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (đối với GDTX);
c) Con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
4. Thí sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên chỉ được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất.
5. Những diện ưu tiên khác đã được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành sẽ do Bộ trưởng Bộ GDĐT xem xét, quyết định.
Theo đó, xét công nhận tốt nghiệp THPT tính theo 3 diện gồm Diện 1, Diện 2, Diện 3. Trong đó, thí sinh Diện 1 là những thí sinh bình thường không được cộng điểm ưu tiên; thí sinh Diện 2 và Diện 3 được cộng điểm ưu tiên.
Cụ thể:
Diện 1: là những thí sinh bình thường không được cộng điểm ưu tiên;
Diện 2: Cộng 0,25 điểm;
Diện 3: Cộng 0,5 điểm.
Như vậy, hiện nay khi thí sinh thi tốt nghiệp THPT chỉ có 3 diện và cao nhất được cộng 0,5 điểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?