Thị trường lao động là gì? Nhà nước hỗ trợ phát triển thị trường lao động thông qua các hoạt động nào?
Thị trường lao động là gì?
Hiện nay, tại Luật Việc làm 2013 cũng như trong các văn bản pháp luật hướng dẫn khác có liên quan không có quy định nào định nghĩa cụ thể về "Thị trường lao động là gì?".
Có thể hiểu thị trường lao động là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những người bán sức lao động và một bên là những người sử dụng sức lao động thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác.
Về cơ bản thị trường lao động cũng chịu sự tác động của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật độc quyền…
Theo khoản 4 Điều 9 Luật Việc làm 2013 quy định nghiêm cấm thực hiện hành vi dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
Thị trường lao động là gì? Nhà nước hỗ trợ phát triển thị trường lao động thông qua các hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Nhà nước hỗ trợ phát triển thị trường lao động thông qua các hoạt động nào?
Nhà nước hỗ trợ phát triển thị trường lao động thông qua các hoạt động được quy định tại Điều 22 Luật Việc làm 2013 như sau:
Hỗ trợ phát triển thị trường lao động
Nhà nước hỗ trợ phát triển thị trường lao động thông qua các hoạt động sau đây:
1. Thu thập, cung cấp thông tin thị trường lao động, phân tích, dự báo thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động;
2. Hiện đại hóa hoạt động dịch vụ việc làm và hệ thống thông tin thị trường lao động;
3. Đầu tư nâng cao năng lực trung tâm dịch vụ việc làm;
4. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thị trường lao động.
Theo đó, Nhà nước hỗ trợ phát triển thị trường lao động thông qua các hoạt động sau đây:
- Thu thập, cung cấp thông tin thị trường lao động, phân tích, dự báo thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động;
Thông tin thị trường lao động gồm những nội dung được quy định tại Điều 23 Luật Việc làm 2013 như sau:
Nội dung thông tin thị trường lao động
1. Tình trạng, xu hướng việc làm.
2. Thông tin về cung cầu lao động, biến động cung cầu lao động trên thị trường lao động.
3. Thông tin về lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Thông tin về tiền lương, tiền công.
Xem thêm: Thông tư 01/2022/TT-BLĐTBXH do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.
- Hiện đại hóa hoạt động dịch vụ việc làm và hệ thống thông tin thị trường lao động;
- Đầu tư nâng cao năng lực trung tâm dịch vụ việc làm;
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thị trường lao động.
Các cơ quan nào có trách nhiệm định kỳ công bố thông tin thị trường lao động?
Các cơ quan có trách nhiệm định kỳ công bố thông tin thị trường lao động được quy định tại khoản 4 Điều 24 Luật Việc làm 2013 như sau:
Quản lý thông tin thị trường lao động
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tổ chức thu thập, công bố và xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu đối với thông tin thị trường lao động là chỉ tiêu thống kê quốc gia theo quy định của pháp luật về thống kê.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thu thập và công bố các thông tin thị trường lao động thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách ngoài các thông tin thị trường lao động thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; ban hành quy chế quản lý, khai thác, sử dụng và phổ biến thông tin thị trường lao động; xây dựng mạng thông tin và cơ sở dữ liệu thị trường lao động.
3. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý thông tin thị trường lao động tại địa phương.
4. Các cơ quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này có trách nhiệm định kỳ công bố thông tin thị trường lao động.
Theo quy định thì các cơ quan sau đây có trách nhiệm định kỳ công bố thông tin thị trường lao động:
- Cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tổ chức thu thập, công bố và xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu đối với thông tin thị trường lao động là chỉ tiêu thống kê quốc gia theo quy định của pháp luật về thống kê.
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thu thập và công bố các thông tin thị trường lao động thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách ngoài các thông tin thị trường lao động thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; ban hành quy chế quản lý, khai thác, sử dụng và phổ biến thông tin thị trường lao động; xây dựng mạng thông tin và cơ sở dữ liệu thị trường lao động.
- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý thông tin thị trường lao động tại địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?