Thi tuyển phương án kiến trúc hạn chế là gì? Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc có tối thiểu bao nhiêu người?
Thi tuyển phương án kiến trúc hạn chế là gì?
Thi tuyển phương án kiến trúc hạn chế được quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 85/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Hình thức thi tuyển
1. Thi tuyển rộng rãi là hình thức tổ chức cuộc thi không hạn chế số lượng tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài (nếu cần thiết) tham gia thi tuyển.
2. Thi tuyển hạn chế là hình thức tổ chức cuộc thi được áp dụng trong trường hợp chỉ có một số tổ chức, cá nhân tham gia thi tuyển (nhưng không dưới 03 tổ chức, cá nhân) đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật hoặc tính đặc thù của công trình thi tuyển phương án kiến trúc.
Như vậy, theo quy định trên thì thi tuyển phương án kiến trúc hạn chế là hình thức tổ chức cuộc thi được áp dụng trong trường hợp chỉ có một số tổ chức, cá nhân tham gia thi tuyển (nhưng không dưới 03 tổ chức, cá nhân) đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật hoặc tính đặc thù của công trình thi tuyển phương án kiến trúc.
Thi tuyển phương án kiến trúc hạn chế là gì? Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc có tối thiểu bao nhiêu người? (Hình từ Internet)
Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc có tối thiểu bao nhiêu người?
Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc có tối thiểu bao nhiêu người, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 85/2020/NĐ-CP như sau:
Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc
1. Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc đánh giá, xếp hạng các phương án dự thi, giúp chủ đầu tư chọn ra phương án kiến trúc tối ưu, đáp ứng yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, văn hóa, hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường để thiết kế xây dựng công trình.
2. Thành phần Hội đồng:
a) Hội đồng thi tuyển có số lượng thành viên là số lẻ, tối thiểu 09 người.
b) Gồm có 01 Chủ tịch và thành viên.
c) Hội đồng có tối thiểu 2/3 số thành viên là kiến trúc sư có kiến thức, kinh nghiệm về thể loại công trình thi tuyển. Có 01 đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc và 01 đại diện của tổ chức xã hội, nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc.
d) Chủ tịch Hội đồng phải là chuyên gia có kinh nghiệm đã thiết kế kiến trúc nhiều công trình đã xây dựng, có uy tín nghề nghiệp trong lĩnh vực kiến trúc. Chủ tịch Hội đồng do Hội đồng bầu ra hoặc chủ đầu tư mời.
đ) Các thành viên Hội đồng là những người có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, xây dựng và các lĩnh vực liên quan; khách quan, công tâm. Đơn vị tổ chức cuộc thi có thể mời chuyên gia nước ngoài tham gia (nếu cần thiết).
…
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc có tối thiểu 09 người.
Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc làm việc theo nguyên tắc nào?
Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc làm việc theo nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 85/2020/NĐ-CP như sau:
Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc
…
3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng:
a) Hội đồng làm việc theo Quy chế do Hội đồng quy định (sau đây gọi tắt là Quy chế Hội đồng). Quy chế Hội đồng thể hiện nguyên tắc, phương pháp đánh giá, tiêu chí xếp hạng các phương án dự thi; chế độ làm việc và nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng. Quy chế Hội đồng phải được các thành viên thống nhất. Chủ tịch Hội đồng thay mặt Hội đồng phê duyệt Quy chế Hội đồng.
b) Hội đồng chỉ tiến hành đánh giá, xếp hạng các phương án dự thi khi có tối thiểu 3/4 số thành viên có mặt.
c) Chủ tịch Hội đồng và các thành viên, thư ký không được công bố, cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác ngoài Hội đồng thi tuyển các thông tin về nội dung thảo luận, ý kiến kết luận của Hội đồng thi tuyển trong thời gian đánh giá, xếp hạng các phương án dự thi.
d) Chậm nhất là 03 ngày sau ngày tổ chức chấm thi xong, Hội đồng thi tuyển phải gửi kết quả chấm thi tới chủ đầu tư để xem xét công nhận kết quả thi tuyển.
4. Trách nhiệm của Hội đồng:
a) Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo xây dựng Quy chế Hội đồng; chủ trì trong suốt thời gian Hội đồng làm việc.
b) Các thành viên Hội đồng tuân thủ nguyên tắc làm việc của Hội đồng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về đảm bảo bí mật, khách quan, trung thực và không có hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến kết quả đánh giá, xếp hạng.
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc làm việc theo nguyên tắc sau:
- Hội đồng làm việc theo Quy chế do Hội đồng quy định (sau đây gọi tắt là Quy chế Hội đồng). Quy chế Hội đồng thể hiện nguyên tắc, phương pháp đánh giá, tiêu chí xếp hạng các phương án dự thi; chế độ làm việc và nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng. Quy chế Hội đồng phải được các thành viên thống nhất. Chủ tịch Hội đồng thay mặt Hội đồng phê duyệt Quy chế Hội đồng.
- Hội đồng chỉ tiến hành đánh giá, xếp hạng các phương án dự thi khi có tối thiểu 3/4 số thành viên có mặt.
- Chủ tịch Hội đồng và các thành viên, thư ký không được công bố, cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác ngoài Hội đồng thi tuyển các thông tin về nội dung thảo luận, ý kiến kết luận của Hội đồng thi tuyển trong thời gian đánh giá, xếp hạng các phương án dự thi.
- Chậm nhất là 03 ngày sau ngày tổ chức chấm thi xong, Hội đồng thi tuyển phải gửi kết quả chấm thi tới chủ đầu tư để xem xét công nhận kết quả thi tuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?