Thiết bị báo cháy bằng âm thanh dùng để làm gì? Thiết bị báo cháy bằng âm thanh được sử dụng ở đâu?

Tôi chuẩn bị xây một tòa nhà ở tỉnh A, tôi muốn biết về thiết bị báo cháy bằng âm thanh có bao nhiêu loại đối với tòa nhà? Khi có đám cháy xảy ra thiết bị báo cháy bằng âm thanh phải đạt những yêu câu nào theo quy định pháp luật? Định mức của tuổi thọ thiết bị báo cháy bằng âm thanh được quy định như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc sớm nhất, xin cảm ơn!

Thiết bị báo cháy bằng âm thanh dùng để làm gì?

Tại tiết 3.1.2 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-3:2015 quy định:

"3.1.2 Thiết bị báo cháy bằng âm thanh (audible alarm device, a.a.d)
Thiết bị dùng để phát ra tín hiệu cảnh báo cháy có thể nghe thấy rõ từ hệ thống báo cháy đến những người ở trong một tòa nhà.
CHÚ THÍCH: Thiết bị báo cháy bằng âm thanh đôi khi còn được gọi là chuông báo cháy."

Thiết bị báo cháy bằng âm thanh được sử dụng ở đâu?

Tại tiết 3.1.7 và 3.1.8 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-3:2015 quy định như sau:

"3.1.7 Thiết bị báo cháy bằng âm thanh kiểu A (type A a.a.d)
Thiết bị được sử dụng chủ yếu ở bên trong nhà.
CHÚ THÍCH: Thiết bị báo cháy bằng âm thanh kiểu A có thể thích hợp cho một số vị trí được bảo vệ ở ngoài nhà.
3.1.8 Thiết bị báo cháy bằng âm thanh kiểu B (type B a.a.d)
Thiết bị được sử dụng chủ yếu ở bên ngoài nhà.
CHÚ THÍCH: Thiết bị báo cháy bằng âm thanh kiểu B có thể thích hợp hơn thiết bị báo cháy âm thanh kiểu A cho một số vị trí ở trong nhà nơi có nhiệt độ và/hoặc độ ẩm cao."

Như vậy, thiết bị báo cháy bằng âm thanh được sử dụng chủ yếu bên trong nhà thuộc thiết bị báo cháy bằng âm thanh kiểu A và ở bên ngoài nhà đối với thiết bị báo cháy bằng âm thanh kiểu B.

Thiết bị báo cháy bằng âm thanh

Thiết bị báo cháy bằng âm thanh

Thiết bị báo cháy bằng âm thanh phải đạt những yêu cầu nào theo quy định pháp luật?

Căn cứ theo tiểu mục 4.1, 4.2 và tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-3:2015 (ISO 7240-3:2010) về Hệ thống báo cháy - Phần 3: Thiết bị báo cháy bằng âm thanh quy định như sau:

"4 Yêu cầu
4.1 Sự tuân thủ
Để tuân theo tiêu chuẩn này, thiết bị báo cháy bằng âm thanh phải đáp ứng các yêu cầu về kiểm tra bằng mắt hoặc đánh giá về kỹ thuật, phải được thử nghiệm như đã mô tả trong Điều 5 và phải đáp ứng các yêu cầu của các phép thử.
4.2 Mức áp suất âm thanh
Tiêu chuẩn này yêu cầu nhà sản xuất phải công bố các mức áp suất âm thanh trong các dữ liệu được yêu cầu tại 4.9.2. Nhà sản xuất có thể công bố các mức áp suất âm thanh khác cho vận hành trong các điều kiện khác nhau, ví dụ khi vận hành ở các dải điện áp khác nhau hoặc với các kiểu âm thanh khác nhau. Trong các trường hợp này phải đo mức áp suất âm thanh của mỗi mẫu thử trong từng chế độ vận hành (xem 5.3).
Khi được thử phù hợp với 5.3, thiết bị báo cháy bằng âm thanh phải phát ra các mức áp suất âm thanh không nhỏ hơn 65 dB, theo một hướng ở khoảng cách 1 m.
CHÚ THÍCH: Mức áp suất âm thanh lớn nhất mà những người ở trong tòa nhà nhận được có thể được quy định bởi các quy chuẩn quốc gia.
4.3 Tần số và kiểu âm thanh
Tiêu chuẩn này bao hàm các thiết bị báo cháy bằng âm thanh phát ra các tần số và kiểu âm thanh khác nhau, do đó không quy định tần số nhỏ nhất và tần số lớn nhất hoặc kiểu âm thanh riêng. Tuy nhiên các tần số âm thanh chính, các dải tần số và các kiểu âm thanh phải được công bố trong các dữ liệu được yêu cầu trong 4.9.2.
CHÚ THÍCH: Các kiểu âm thanh và các tần số yêu cầu có thể thay đổi theo mỗi quốc gia khác nhau. ISO 8201 quy định một tín hiệu sơ tán tiêu chuẩn quốc tế."

Định mức của tuổi thọ thiết bị báo cháy bằng âm thanh được quy định như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 4.8 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-3:2015 quy định như sau:

"4.8 Tuổi thọ
Thiết bị báo cháy bằng âm thanh phải được định mức cho hoạt động ít nhất là 100h. Mọi hạn chế mà nhà sản xuất đưa ra về hệ số làm việc hoặc thời gian bật tối đa phải không làm cản trở thiết bị vận hành theo chu kỳ 1 h “bật” 1 h “tắt” như đã quy định trong quy trình thử nêu ở 5.4.
Yêu cầu này không áp dụng cho dung lượng của acquy được sử dụng trong các thiết bị báo cháy bằng âm thanh như một phương tiện để tích giữ cục bộ điện năng vận hành. Các yêu cầu về dung lượng và nạp các acquy này cần đáp ứng các yêu cầu của hệ thống."
Thiết bị báo cháy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-23:2016 (ISO 7240-23:2013) yêu cầu về thiết bị báo động cháy qua thị giác ra sao?
Pháp luật
Thiết bị báo cháy bằng âm thanh phải làm bằng vật liệu gì? Quy định chung về việc lắp đặt, sử dụng báo cháy bằng âm thanh thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thiết bị báo cháy bằng âm thanh dùng để làm gì? Thiết bị báo cháy bằng âm thanh được sử dụng ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết bị báo cháy
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
832 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết bị báo cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thiết bị báo cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào