Thiết bị dịch vụ nào được cấp chứng thư số cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ?
Thiết bị dịch vụ nào được cấp chứng thư số cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ?
Căn cứ Điều 55 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ là tổ chức trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho các cơ quan Đảng và Nhà nước.
...
Dẫn chiếu đến Điều 60 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện cấp mới chứng thư số
...
4. Điều kiện cấp mới chứng thư số cho thiết bị, dịch vụ và phần mềm:
a) Thiết bị, dịch vụ và phần mềm thuộc sở hữu, quản lý của cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân;
b) Người quản lý chứng thư số của thiết bị, dịch vụ và phần mềm phải là người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu;
c) Có văn bản đề nghị của người được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của thiết bị, dịch vụ, phần mềm và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.
Chiếu theo quy định này thì thiết bị dịch vụ được cấp chứng thư số cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Là thiết bị dịch vụ thuộc sở hữu, quản lý của cơ quan Đảng và Nhà nước có tư cách pháp nhân;
- Người quản lý chứng thư số của thiết bị dịch vụ phải là người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu;
- Có văn bản đề nghị của người được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của thiết bị dịch vụ và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.
Thiết bị dịch vụ nào được cấp chứng thư số cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ? (hình từ Internet)
Hồ sơ cấp chứng thư số cho thiết bị dịch vụ gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 61 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ cấp chứng thư số
1. Hồ sơ cấp chứng thư số cho cá nhân: Văn bản đề nghị cấp chứng thư số của cá nhân có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.
2. Cấp chứng thư số cho người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, người có chức danh nhà nước: Văn bản đề nghị cấp chứng thư số của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, người có chức danh nhà nước, có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.
3. Cấp chứng thư số cho cơ quan, tổ chức: Văn bản đề nghị của người được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của cơ quan, tổ chức và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.
4. Cấp chứng thư số cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm: Văn bản đề nghị của người được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của thiết bị, dịch vụ, phần mềm, giấy xác nhận sở hữu bản quyền phần mềm của cơ quan, tổ chức quản lý phần mềm đó và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.
Theo đó, hồ sơ cấp chứng thư số cho thiết bị dịch vụ gồm văn bản đề nghị của người được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của thiết bị dịch vụ, giấy xác nhận sở hữu bản quyền phần mềm của cơ quan, tổ chức quản lý phần mềm đó và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.
Trình tự, thủ tục cấp chứng thư số cho thiết bị dịch vụ được thực hiện theo mấy bước?
Căn cứ Điều 62 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục cấp chứng thư số cho thiết bị dịch vụ được thực hiện như sau:
Bước 1: Người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số cho thiết bị dịch vụ có văn bản đề nghị cấp chứng thư số có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp gửi đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
Bước 2: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ kiểm tra hồ sơ, tổ chức tạo cặp khóa, tạo chứng thư số, bảo đảm thiết bị lưu khóa bí mật cho thuê bao. Thông báo thời gian, địa điểm tiếp nhận thiết bị lưu khóa bí mật cho cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp thuê bao (trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ).
- Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp thuê bao có trách nhiệm tiếp nhận thiết bị lưu khóa bí mật từ tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. Sau khi bàn giao thiết bị lưu khóa bí mật cho thuê bao, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp gửi đề nghị thời điểm có hiệu lực của chứng thư số về tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
Bước 3: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ công bố chứng thư số của thuê bao trên trang thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ (trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị thời điểm có hiệu lực của chứng thư số).
- Chứng thư số của thuê bao có hiệu lực kể từ thời điểm được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ công bố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?