Thiết bị giám sát hành trình là gì? Các chức năng của thiết bị giám sát hành trình? Tất cả các loại xe ô tô đều phải lắp thiết bị giám sát hành trình?
Thiết bị giám sát hành trình là gì?
Căn cứ theo tiết mục 1.4.1 tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2024/BCA về Thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe ban hành kèm Thông tư 62/2024/TT-BCA có quy định như sau:
1.4. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.4.1. Thiết bị giám sát hành trình
Là thiết bị dùng để ghi, lưu trữ, truyền phát thông tin, dữ liệu về hành trình của phương tiện, được lắp trên các phương tiện phải lắp theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
1.4.2. Thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe
Là thiết bị dùng để ghi, lưu trữ, truyền phát thông tin, dữ liệu về hình ảnh người lái xe, được lắp trên các phương tiện phải lắp theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
1.4.3. Hành trình xe chạy
Là hành trình được xác định bởi điểm đi, điểm đến, các tuyến đường bộ, các điểm dừng, đỗ trên tuyến đường (được xác định cụ thể về thời gian, tọa độ/địa điểm) mà phương tiện đi qua.
1.4.4. Tốc độ giới hạn
Là tốc độ cho phép lớn nhất đối với từng loại xe, trên từng tuyến đường.
1.4.5. Tốc độ tức thời
Là tốc độ xe chạy thực tế được đo và ghi lại trong thiết bị giám sát hành trình hoặc thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từng giây.
Theo đó, có thể hiểu thiết bị giám sát hành trình là thiết bị dùng để ghi, lưu trữ, truyền phát thông tin, dữ liệu về hành trình của phương tiện, được lắp trên các phương tiện phải lắp theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Thiết bị giám sát hành trình là gì? Các chức năng của thiết bị giám sát hành trình? Tất cả các loại xe ô tô đều phải lắp thiết bị giám sát hành trình? (Hình từ Internet)
Các chức năng của thiết bị giám sát hành trình?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2024/BCA về Thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe ban hành kèm Thông tư 62/2024/TT-BCA quy định thiết bị giám sát hành trình phải có các chức năng tối thiểu sau đây:
(1) Chức năng thông báo trạng thái hoạt động
(2) Chức năng ghi nhận thay đổi lái xe
(3) Chức năng cảnh báo đối với lái xe
(4) Chức năng ghi và lưu trữ dữ liệu trên thiết bị giám sát hành trình
- Dữ liệu hành trình
+ Hành trình xe chạy
+ Tốc độ vận hành của xe
+ Thông tin về lái xe
+ Thông tin về thiết bị
- Dữ liệu hình ảnh
+ Dữ liệu ảnh tĩnh: đảm bảo quan sát được hình ảnh làm việc của người lái xe, độ phân giải tối thiểu là 640 x 480 pixel, định dạng JPEG, dung lượng hình ảnh tối thiểu 30 KB. Tần suất lưu ảnh không quá 5 phút/lần;
+ Dữ liệu video: có độ phân giải tối thiểu 720p, 10 khung hình/giây, định dạng MP4, phương thức mã hóa H.264 hoặc H.265;
+ Dữ liệu được tích hợp trên hình ảnh gồm tối thiểu các dữ liệu sau: biển số xe, số GPLX, họ tên lái xe, tọa độ, vận tốc, thời gian được đồng bộ từ TBGSHT, TBGNHANLX;
+ Dữ liệu video và ảnh tĩnh phải từ cùng một nguồn camera.
(5) Chức năng truyền dữ liệu về máy chủ
(6) Chức năng cài đặt tham số
(7) Chức năng trích xuất dữ liệu qua cổng kết nối
Tất cả các loại xe ô tô đều phải lắp thiết bị giám sát hành trình?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:
Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.
3. Phương tiện giao thông thông minh bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
4. Phương tiện gắn biển số xe nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật này.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này; quy định điều kiện hoạt động của xe thô sơ.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phạm vi hoạt động của xe thô sơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ tại địa phương.
Theo đó, các xe ô tô kinh doanh vận tải bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
Ngoài ra, các xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương thì phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.
Như vậy, không phải tất cả các loại xe ô tô đều bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhiệm vụ quyền hạn Tòa án nhân dân khi thực hiện quyền tư pháp? Thực hiện quyền tư pháp kịp thời, công bằng, công khai, vô tư, khách quan thế nào?
- Khi nào được phục hồi điểm giấy phép lái xe? Giấy phép lái xe sau khi đổi, cấp lại, nâng hạng có được giữ nguyên số điểm?
- Thông tư 06/2025/TT-BTC sửa đổi thông tư quy định về phí, lệ phí do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như thế nào?
- Lời chúc Valentine 14 2 cho crush chân thành, cảm động? Tặng nhà cho crush dịp Valentine 14 2 đòi lại được không?
- Nhận xét của chi ủy chi bộ nơi sinh hoạt đối với đảng viên Mẫu số 3 theo Hướng dẫn 04? Tải về Mẫu Nhận xét của chi ủy chi bộ nơi sinh hoạt?