Thiết bị hấp thụ năng lượng được sử dụng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân gồm bao nhiêu loại?
Thiết bị hấp thụ năng lượng được sử dụng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân là gì?
Thiết bị hấp thụ năng lượng được sử dụng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7802-2:2007 (ISO 10333 - 2 : 2000) về Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Phần 2: Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng những thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng (Lanyards and energy absorbers)
3.1.1. Dây treo (lanyard)
Vật liệu mềm dẻo, dài được sử dụng cùng với thiết bị hấp thụ năng lượng như một hệ thống phụ để nối trong HTCRN.
3.1.2. Dây treo có thể điều chỉnh được (adjustable lanyard)
Dây treo bao gồm một cơ cấu cho phép điều chỉnh chiều dài của dây ngắn lại hoặc dài ra.
3.1.3. Thiết bị hấp thụ năng lượng (energy absorber)
Bộ phận được thiết kế để tiêu tán động năng tạo ra trong khi rơi và hạn chế xung lực tác dụng lên HTCRN, dụng cụ neo và người sử dụng.
...
Như vậy, thiết bị hấp thụ năng lượng được sử dụng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân là bộ phận được thiết kế để tiêu tán động năng tạo ra trong khi rơi và hạn chế xung lực tác dụng lên hệ thống chống rơi ngã, dụng cụ neo và người sử dụng.
Thiết bị hấp thụ năng lượng được sử dụng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân gồm bao nhiêu loại? (Hình từ Internet)
Thiết bị hấp thụ năng lượng được sử dụng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân gồm bao nhiêu loại?
Các loại của thiết bị hấp thụ năng lượng được quy định tại Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7802-2:2007 (ISO 10333 - 2 : 2000) về Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Phần 2: Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng như sau:
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu, phương pháp thử, chỉ dẫn về cách sử dụng và bảo quản, đóng dấu, ghi nhãn và bao gói phù hợp cho dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng.
Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng được sử dụng với nhau như một hệ thống nối phụ trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân (HTCRN) được quy định trong tiêu chuẩn tiếp theo (xem ISO 10333-6 trong phần thư mục tài liệu tham khảo).
Hai loại thiết bị hấp thụ năng lượng được quy định cho mục đích của tiêu chuẩn này:
a) Loại 1: được sử dụng trong HTCRN khi lắp đặt ở khoảng cách rơi tự do được giới hạn tối đa là 1,8 m và nếu xảy ra rơi, xung lực giới hạn tối đa là 4,0 kN;
b) Loại 2: được sử dụng trong HTCRN khi lắp đặt ở khoảng cách rơi tự do được giới hạn tối đa là 4,0 m và nếu xảy ra rơi, xung lực giới hạn tối đa là 6,0 kN;
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng, được giới hạn để sử dụng cho một người có khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.
CHÚ THÍCH: Nếu khối lượng tổng của người sử dụng thiết bị bảo vệ rơi ngã (gồm các dụng cụ và thiết bị) vượt quá 100 kg thì nên hỏi ý kiến nhà sản xuất để có được thiết bị phù hợp, khi đó cần phải thử thêm.
Mục đích của tiêu chuẩn này là thiết bị hấp thụ năng lượng có thể được cung cấp cùng với dây treo, dây đỡ cả người (DĐCN) hoặc có thể cung cấp riêng biệt.
...
Theo tiêu chuẩn vừa nêu thì thiết bị hấp thụ năng lượng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân gồm 02 loại:
- Loại 1: được sử dụng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân khi lắp đặt ở khoảng cách rơi tự do được giới hạn tối đa là 1,8 m và nếu xảy ra rơi, xung lực giới hạn tối đa là 4,0 kN;
- Loại 2: được sử dụng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân khi lắp đặt ở khoảng cách rơi tự do được giới hạn tối đa là 4,0 m và nếu xảy ra rơi, xung lực giới hạn tối đa là 6,0 kN.
Thiết bị hấp thụ năng lượng được sử dụng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân phải đảm bảo những yêu cầu chung gì?
Yêu cầu chung đối với thiết bị hấp thụ năng lượng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân được quy định tại tiết 4.3.1 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7802-2:2007 (ISO 10333 - 2 : 2000) về Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Phần 2: Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng, cụ thể như sau:
(1) Cơ cấu và vật liệu của thiết bị hấp thụ năng lượng được thiết kế để sử dụng trong việc tiêu tán động năng phải có vỏ bảo vệ để chống lại những chất gây ô nhiềm, những vật sắc nhọn và khí hậu bất lợi từ bên ngoài.
(2) Ở nơi quy định cho thiết bị hấp thụ năng lượng, hoặc khi thiết bị hấp thụ năng lượng được sử dụng cho công việc thực hiện gần xưởng hàn hoặc cắt bằng khí oxy hoặc nguồn nhiệt, thiết bị hấp thụ năng lượng phải được bảo vệ bằng những biện pháp chống nhiệt phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?