Thiết bị phân tách là gì? Kích thước găng tay thiết bị phân tách được làm theo quy định như thế nào?
Thiết bị phân tách là gì?
Thiết bị phân tách được giải thích tại tiểu mục 3.17 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8664-7:2011 như sau:
Thiết bị phân tách (separative device)
Thiết bị sử dụng các phương tiện xây dựng và hoạt động để tạo ra các mức độ đảm bảo phân tách giữa bên trong và bên ngoài của một thể tích xác định
CHÚ THÍCH Một số ví dụ về thiết bị phân tách của ngành công nghiệp riêng là tủ hút, bao ngăn chặn, hộp găng tay, bộ cách ly và môi trường nhỏ.
Thiết bị phân tách là gì? Kích thước găng tay thiết bị phân tách được làm theo quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Kích thước găng tay thiết bị phân tách được làm theo như thế nào?
Kích thước găng tay thiết bị phân tách được làm theo tại Mục C.4.1 Phụ lục C.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8664-7:2011 như sau:
Kích thước găng tay
C.4.1. Quy định chung
Găng tay thiết bị phân tách được làm theo dải kích thước chuẩn. Nếu một vài người vận hành được yêu cầu làm việc trên cùng một thiết bị, kích thước được chọn theo bàn tay lớn nhất.
Khi một số người vận hành sử dụng cùng một găng tay, phải xem xét về vấn đề vệ sinh.
C.4.2. Chiều dài của găng hoặc ống găng tay
Chiều dài găng được chọn theo chiều sâu của thiết bị phân tách. Chiều dài điển hình là 700 mm, 50 mm và 800 mm. Chiều dài của ống găng tay được chọn theo chức năng ứng dụng.
C.4.3. Hình dáng của găng
Hình dáng găng thuận cho cả hai tay, bàn tay phải và bàn tay trái. Đối với thiết bị phân tách có một số lỗ hổng, việc chấp nhận găng tay thuận cả hai tay là đúng đắn, cho phép sử dụng cùng loại găng với bàn tay phải hoặc bàn tay trái. Có sẵn một vài hình dạng cổ tay, ví dụ hình côn, kiểu ống lồng và hình trụ.
C.5. Độ dày hiệu lực
Độ dày hiệu lực rất khác nhau và phải lựa chọn như là một chức năng của yêu cầu tiếp xúc, độ thấm, chống chịu hóa chất, độ bền cơ và chống chịu mòn.
Như vậy, theo quy định trên thì kích thước găng tay thiết bị phân tách được làm theo dải kích thước chuẩn.
Nếu một vài người vận hành được yêu cầu làm việc trên cùng một thiết bị, kích thước được chọn theo bàn tay lớn nhất.
Khi một số người vận hành sử dụng cùng một găng tay, phải xem xét về vấn đề vệ sinh.
Kích thước lỗ thông găng tay thiết bị phân tách có bao nhiêu nút lỗ găng?
Kích thước lỗ thông găng tay thiết bị phân tách có bao nhiêu nút lỗ găng, thì theo quy định tại tiểu mục C.6.2 Mục C.6 Phụ lục C.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8664-7:2011 như sau:
Kích thước găng tay
…
C.6. Lỗ thông găng
C.6.1. Găng tay hoặc ống găng tay ghép với thiết bị phân tách thường được duy trì một cách máy móc.
C.6.2. Lỗ thông găng có thể có một "nút" lỗ-găng. Nút lỗ-găng là một chi tiết di động có thể cung cấp một miếng bịt toàn phần khi một găng hoặc hệ thống ống găng không được sử dụng.
C.6.3. Các ví dụ trong C.6.3.1 và C.6.3.2 là hai trong số nhiều phương pháp để thay thế găng hoặc hệ thống ống găng.
C.6.3.1. Các hướng dẫn sau đây được cung cấp để thay thế găng/ống găng tay-găng sử dụng một nút lỗ-găng, giả định nút lỗ-găng đã được lắp vào vị trí.
a) Tháo đai-găng, đẩy ghệt ra và rạch vòng tròn O trên lỗ găng.
b) Tháo tuột găng thay thế trên găng cũ và làm cho khớp vòng tròn O của găng vào vòng tròn O bên trong đã rạch trên lỗ thông.
c) Do găng mới, dễ tháo lỗ thông găng cũ sao cho nới lỏng bên trong găng mới. Phải tiến hành cẩn thận không làm tuột găng mới.
d) Thay thế vòng tròn O, đẩy ghệt ra rồi lắp đai-găng, đảm bảo găng mới đúng vị trí.
e) Đặt tay lên găng mới, tháo nút và chuyển găng cũ vào trong thiết bị phân tách sẵn sàng mở bao gói.
C.6.3.2. Cấu tạo của lỗ thông găng cho phép ống găng tay và găng hoặc găng tay dài được thay thế mà không sử dụng nút lỗ-găng, do đó giảm thiểu rủi ro vi phạm các điều kiện thiết bị phân tách. Xem Hình C.1 và C.2 để trợ giúp trong quy trình thay thế-ống găng.
Hướng dẫn về thay thế được cung cấp như sau.
a) Bảo đảm ống găng tay mới để sử dụng được lắp với một vòng cổ tay và găng;
b) Tháo kẹp bảo hiểm và vòng tròn O, sau đó, rất cẩn trọng, điều khiển đường viền đã tăng tính đàn hồi của ống găng tay hoặc găng tay dài từ đường rạch thứ nhất đến đường rạch thứ hai của lỗ thông.
c) Lắp ống găng tay hoặc găng tay dài mới bằng cách chuyển đường viền đàn hồi qua ống găng tay hiện có và vào trong vết rạch thứ hai của lỗ thông (gần sát thiết bị phân tách).
d) Làm việc từ phạm vi găng mới, điều khiển cẩn thận đường viền ống găng tay cũ khỏi đường rạch thứ nhất của lỗ thông, rồi di dời vào bề mặt bên trong thiết bị phân tách để sử dụng về sau hoặc di chuyển từ toàn bộ thiết bị qua cổng hộp hoặc bao gói.
e) Cuối cùng, thay thế ghệt vòng tròn O và đai kim loại để đảm bảo đường viền mới ở đường rạch thứ nhất.
Như vậy, theo quy định trên thì kích thước lỗ thông găng tay thiết bị phân tách có 01 nút lỗ găng.
Nút lỗ-găng là một chi tiết di động có thể cung cấp một miếng bịt toàn phần khi một găng hoặc hệ thống ống găng không được sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?