Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị tạm giam trái pháp luật được xác định như thế nào?
- Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị tạm giam trái pháp luật được xác định như thế nào?
- Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị tạm giam trái pháp luật được xác định như thế nào?
- Người bị tạm giam được bồi thường thiệt hại về tinh thần trong trường hợp nào?
Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị tạm giam trái pháp luật được xác định như thế nào?
Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị tạm giam trái pháp luật (Hình từ Internet)
Tại Điều 27 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị tạm giam trái pháp luật như sau:
Thiệt hại về tinh thần
....
3. Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án, bị áp dụng biện pháp ngăn chặn trong hoạt động tố tụng hình sự được xác định như sau:
a) Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được xác định là 02 ngày lương cơ sở;
b) Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là 05 ngày lương cơ sở cho 01 ngày bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù;
c) Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại không bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc chấp hành hình phạt không phải là hình phạt tù được xác định là 02 ngày lương cơ sở cho 01 ngày không bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
d) Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo được xác định là 03 ngày lương cơ sở cho 01 ngày chấp hành hình phạt;
đ) Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại đã chấp hành xong hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án mà sau đó mới có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự được xác định là 02 ngày lương cơ sở cho 01 ngày chưa có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự.
Như vậy, thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị tạm giam trái pháp luật được xác định là 05 ngày lương cơ sở cho 01 ngày bị tạm giam.
Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị tạm giam trái pháp luật được xác định như thế nào?
Tại Điều 11 Nghị định 68/2018/NĐ-CP quy định khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại về tinh thần khi bị tạm giam trái pháp luật như sau:
Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại về tinh thần quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Luật
1. Người bị thiệt hại bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 27 của Luật thì khoảng thời gian được tính kể từ ngày người bị thiệt hại bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù đến ngày chấp hành xong biện pháp ngăn chặn hoặc được trả tự do hoặc đến ngày chấp hành xong hình phạt tù.
2. Người bị thiệt hại không bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc chấp hành hình phạt không phải hình phạt tù quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 27 của Luật thì khoảng thời gian được tính kể từ ngày người bị thiệt hại bị khởi tố hoặc chấp hành hình phạt đến ngày có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.
3. Người bị thiệt hại chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo quy định tại điểm d Khoản 3 Điều 27 của Luật thì khoảng thời gian được tính kể từ ngày người bị thiệt hại chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo đến ngày chấp hành xong hình phạt.
4. Người bị thiệt hại đã chấp hành xong hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự quy định tại điểm đ Khoản 3 Điều 27 của Luật thì khoảng thời gian được tính kể từ ngày người bị thiệt hại đã chấp hành xong hình phạt cho đến ngày có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.
Theo đó, người bị thiệt hại bị tạm giam trái pháp luật thì khoảng thời gian được tính kể từ để làm căn cứ xác định thiệt hại về tinh thần là ngày người bị thiệt hại bị tạm giam đến được trả tự do.
Người bị tạm giam được bồi thường thiệt hại về tinh thần trong trường hợp nào?
Tại khoản 3 Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự như sau:
Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
2. Người bị bắt, người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định trả tự do, hủy bỏ quyết định tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
3. Người bị tạm giam mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
....
Như vậy, người bị tạm giam trái pháp luật được bồi thường thiệt hại về tinh thần trong trường hợp mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?