Thiết quân luật khẩn cấp được kích hoạt khi nào? Biện pháp đặc biệt được áp dụng khi Thiết quân luật khẩn cấp được kích hoạt là gì?
Thiết quân luật là gì? Thiết quân luật khẩn cấp là gì? Thiết quân luật khẩn cấp được kích hoạt khi nào?
Căn cứ tại Điều 21 Luật Quốc phòng 2018 về Thiết quân luật:
Thiết quân luật
1. Thiết quân luật là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do Quân đội thực hiện.
2. Khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình thì Chủ tịch nước ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.
3. Lệnh thiết quân luật phải xác định cụ thể địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thiết quân luật, biện pháp, hiệu lực thi hành; quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân; các quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở địa phương thiết quân luật và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Căn cứ vào lệnh của Chủ tịch nước về thiết quân luật, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện lệnh thiết quân luật, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, chỉ huy đơn vị Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ được giao thực hiện nhiệm vụ tại địa phương thiết quân luật thực hiện các biện pháp thi hành lệnh thiết quân luật theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó:
Thiết quân luật là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do Quân đội thực hiện.
Thiết quân luật khẩn cấp có thể được hiểu là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do Quân đội thực hiện, trong đó:
Thiết quân luật khẩn cấp được kích hoạt khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình.
Lưu ý:
- Chủ tịch nước ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.
- Lệnh thiết quân luật phải xác định cụ thể địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thiết quân luật, biện pháp, hiệu lực thi hành; quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân; các quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở địa phương thiết quân luật và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thiết quân luật là gì? Thiết quân luật khẩn cấp là gì? Thiết quân luật khẩn cấp được kích hoạt khi nào? (Hình từ Internet)
Biện pháp đặc biệt được áp dụng khi Thiết quân luật khẩn cấp được kích hoạt là gì?
Biện pháp đặc biệt được áp dụng khi Thiết quân luật khẩn cấp được kích hoạt được quy định tại khoản 6 Điều 21 Luật Quốc phòng 2018, cụ thể:
(1) Cấm hoặc hạn chế người, phương tiện đi lại; đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại các nơi công cộng;
(2) Cấm biểu tình, đình công, bãi thị, bãi khóa, tụ tập đông người;
(3) Bắt giữ hoặc cưỡng chế cá nhân, tổ chức có hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh phải rời khỏi hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc một khu vực nhất định;
(4) Huy động người, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
(5) Quản lý đặc biệt đối với các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; kiểm soát chặt chẽ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phương tiện thông tin, hoạt động báo chí, xuất bản, cơ sở in, sao chụp, việc thu thập, sử dụng thông tin.
Bãi bỏ lệnh Thiết quân luật khẩn cấp khi nào?
Căn cứ tại khoản 9 Điều 21 Luật Quốc phòng 2018 về Thiết quân luật
Thiết quân luật
...
7. Mọi hoạt động tại địa phương thiết quân luật phải tuân thủ lệnh thiết quân luật và các biện pháp đặc biệt.
8. Việc xét xử tội phạm xảy ra ở địa phương trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
9. Khi tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương thiết quân luật đã ổn định thì Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.
10. Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy đơn vị quân đội, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan thi hành lệnh thiết quân luật, lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật.
Theo đó, bãi bỏ lệnh Thiết quân luật khẩn cấp khi tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương thiết quân luật đã ổn định.
Lưu ý:
- Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng:
+ Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức vũ trang trái pháp luật.
+ Điều động, sử dụng người, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện để tiến hành hoạt động vũ trang khi chưa có lệnh hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu đã được phê duyệt.
+ Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
+ Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng để xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
+ Phân biệt đối xử về giới trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
(Điều 6 Luật Quốc phòng 2018)
Xem thêm: Phân loại trang thiết bị đào tạo trong Quân đội được quy định như thế nào?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?