Thơ 20 11 trang trí bảng, làm báo tường, viết thiệp? Ngày 20 11 ngày Nhà giáo Việt Nam những ai được nghỉ?
Thơ ngày 20 11 trang trí bảng, làm báo tường, viết thiệp ngắn, hay?
Theo quy định tại Điều 75 Luật Giáo dục 2019 thì ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
*Dưới đây là một số bài thơ 20 11 để trang trí bảng, làm báo tường, viết thiệp mà người đọc có thể tham khảo:
(1) Thơ ngày 20 11 trang trí bảng
Mẫu 1: Thầy cô như ánh trăng soi, Dạy chúng em khôn lớn từng ngày. Mẫu 2: Cô thầy ơi, dạy em nên người, Bao la như biển, sáng như trời. Mẫu 3: Thầy cô như ánh sáng giữa đời, Dạy em biết sống, biết yêu cuộc đời. |
(2) Thơ ngày 20 11 làm báo tường
Mẫu 1: Người lái đò thầm lặng Bảng đen lặng lẽ mỗi ngày, Phấn trắng vẽ lối tương lai sáng ngời. Thầy cô như ánh mặt trời, Sưởi ấm tâm hồn bao người trò ngoan. Mỗi ngày miệt mài gian nan, Lái đò qua những bến bờ ước mơ. Cảm ơn công ơn vô bờ, Dệt nên cuộc sống đẹp như mộng lành. Mẫu 2: Ơn cô như ánh trăng rằm, Soi đường chỉ lối, đêm thầm miệt mài. Ơn thầy như núi như đài, Chở che, dẫn bước, tương lai rạng ngời. |
(3) Thơ ngày 20 11 viết thiệp
Mẫu 1: Thầy cô là ánh sao đêm, Soi đường chỉ lối, nâng em vào đời. Cảm ơn công ơn biển trời, Chúc thầy cô mãi rạng ngời niềm vui. Mẫu 2: Cô thầy ân nghĩa bao la, Dạy em khôn lớn, nở hoa cuộc đời. Chúc cô sức khỏe sáng ngời, Chúc thầy hạnh phúc, rạng ngời niềm vui. Mẫu 3: Ơn thầy như biển mênh mông, Tình cô như suối ngọt trong dịu dàng. Ngày vui nhớ mãi lời vàng, Chúc cô thầy mãi bình an, thảnh thơi. |
Lưu ý: Các bài thơ trên chỉ mang tính chất tham khảo
Thơ 20 11 trang trí bảng, làm báo tường, viết thiệp? Ngày 20 11 ngày Nhà giáo Việt Nam những ai được nghỉ? (Hình từ Internet)
Ngày 20 11 ngày Nhà giáo Việt Nam những ai được nghỉ?
Căn cứ quy định tại Điều 13 Luật Viên chức 2010 như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Hiện nay, pháp luật không có quy định nào về việc ngày 20 11 học sinh được nghỉ học, theo đó, học sinh sẽ được nghỉ học căn cứ vào lịch nghỉ của giáo viên và nhà trường.
Theo quy định trên, có thể thấy giáo viên sẽ được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, ngày 20 tháng 11 không phải là ngày nghỉ lễ tết của người lao động và không phải là ngày nghỉ lễ, tết của giáo viên.
Tuy nhiên tại Điều 4 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 có quy định:
Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.
Như vậy, ngày 20 tháng 11 không phải là ngày lễ, tết mà giáo viên, người lao động được nghỉ hưởng lương và cũng không phải là ngày nghỉ của học sinh.
Tuy nhiên, vào ngày này giáo viên có thể được nghỉ theo sự sắp xếp của nhà trường để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.
Ngoài ra, vào ngày 20 11, giáo viên và người lao động cũng có thể nghỉ bằng cách xin nghỉ phép trừ vào ngày phép năm hoặc nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định tại Điều 113, Điều 114 và Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 ngày Nhà giáo Việt Nam do ai chủ trì?
Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 ngày Nhà giáo Việt Nam do ai chủ trì thì tại Điều 3 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 có quy định, cụ thể như sau:
Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Ủy ban nhân dân và hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp với các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc họp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.
Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?