Thỏa thuận cho vay bằng phương tiện điện tử giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phải có những nội dung bắt buộc nào?
- Thỏa thuận cho vay bằng phương tiện điện tử giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phải có những nội dung bắt buộc nào?
- Thỏa thuận cho vay giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phải sử dụng ngôn ngữ nào?
- Trong hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử thì hồ sơ cho vay của tổ chức tín dụng gồm những tài liệu nào?
Thỏa thuận cho vay bằng phương tiện điện tử giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phải có những nội dung bắt buộc nào?
Căn cứ tại Điều 32e Thông tư 39/2016/TT-NHNN được bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN về Thỏa thuận cho vay trong hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử:
Theo đó, thỏa thuận cho vay được lập thành văn bản, trường hợp là hợp đồng điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và phải có tối thiểu các nội dung quy định tại Điều 23 Thông tư 39/2016/TT-NHNN:
Vậy, thỏa thuận cho vay bằng phương tiện điện tử giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phải có những nội dung bắt buộc sau:
- Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của tổ chức tín dụng cho vay; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc mã số doanh nghiệp của khách hàng;
- Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức; hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng; hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;
- Mục đích sử dụng vốn vay;
- Đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ;
- Phương thức cho vay;
- Thời hạn cho vay; thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp cho vay theo hạn mức, thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng, hoặc thời hạn duy trì hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;
- Lãi suất cho vay theo thỏa thuận và mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này;
+ Nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh;
+ Lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn;
+ Lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả;
+ Loại phí liên quan đến khoản vay và mức phí áp dụng;
- Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay;
- Việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; trả nợ trước hạn;
- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ;
+ Hình thức và nội dung thông báo chuyển nợ quá hạn theo Điều 20 Thông tư này;
- Trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với tổ chức tín dụng và cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay để tổ chức tín dụng thực hiện thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
- Các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn;
+ Chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi tổ chức tín dụng chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn;
+ Hình thức và nội dung thông báo chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo khoản 1 Điều 21 Thông tư này;
- Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên;
- Hiệu lực của thỏa thuận cho vay.
Thỏa thuận cho vay bằng phương tiện điện tử giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phải có những nội dung bắt buộc nào? (Hình từ Internet)
Thỏa thuận cho vay giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phải sử dụng ngôn ngữ nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 39/2016/TT-NHNN về sử dụng ngôn ngữ
Sử dụng ngôn ngữ
1. Thỏa thuận cho vay được lập bằng tiếng Việt hoặc đồng thời bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
2. Đối với các tài liệu khác trong hoạt động cho vay sử dụng tiếng nước ngoài, khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dịch sang tiếng Việt, thì bản dịch phải có xác nhận của người có thẩm quyền của tổ chức tín dụng hoặc phải được công chứng hoặc chứng thực.
Như vậy, thỏa thuận cho vay giữa tổ chức tín dụng và khách hàng được lập bằng tiếng Việt hoặc đồng thời bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
Trong hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử thì hồ sơ cho vay của tổ chức tín dụng gồm những tài liệu nào?
Căn cứ tại Điều 32g Thông tư 39/2016/TT-NHNN được bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN về Lưu giữ hồ sơ cho vay trong hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử:
Theo đó, tổ chức tín dụng lập hồ sơ cho vay dưới dạng thông điệp dữ liệu phù hợp với quy định của pháp luật về lưu trữ, pháp luật về giao dịch điện tử và pháp luật có liên quan, bao gồm:
- Thỏa thuận cho vay;
- Báo cáo thực trạng tài chính của khách hàng;
- Quyết định cho vay có chữ ký điện tử của người có thẩm quyền; trường hợp quyết định tập thể, phải có biên bản ghi rõ quyết định được thông qua;
- Thông tin, dữ liệu nhận biết khách hàng (nếu có); thông tin, dữ liệu phát sinh trong quá trình sử dụng khoản vay liên quan đến thỏa thuận cho vay theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.
Lưu ý: Tổ chức tín dụng phải lưu giữ hồ sơ cho vay; thời hạn lưu giữ hồ sơ cho vay thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?