Thỏa thuận cho vay trực tiếp giữa Quỹ phát triển DNNVV và doanh nghiệp nhỏ và vừa có bắt buộc lập thành văn bản không?
- Thỏa thuận cho vay trực tiếp giữa Quỹ phát triển DNNVV và doanh nghiệp nhỏ và vừa có bắt buộc lập thành văn bản không?
- Thời hạn Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cho vay trực tiếp được xác định như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị cho vay trực tiếp bao gồm những gì? Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nộp hồ sơ tại đâu?
Thỏa thuận cho vay trực tiếp giữa Quỹ phát triển DNNVV và doanh nghiệp nhỏ và vừa có bắt buộc lập thành văn bản không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thỏa thuận cho vay trực tiếp
1. Thỏa thuận cho vay giữa Quỹ và doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được lập thành văn bản, đảm bảo tuân thủ các quy định tại Nghị định này và gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin về pháp nhân của Quỹ và doanh nghiệp nhỏ và vừa, địa điểm, thời điểm ký thỏa thuận;
b) Các thỏa thuận về số tiền cho vay, mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn vay, đồng tiền cho vay, phương thức cho vay, giải ngân vốn vay, lãi suất cho vay, chuyển vốn vay, thu hồi lãi, gốc vốn vay, biện pháp bảo đảm tiền vay và dự phòng, xử lý rủi ro (nếu có), hiệu lực của thỏa thuận cho vay;
c) Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng bên trong quá trình cho vay; cách thức giải quyết tranh chấp, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và các thỏa thuận khác theo yêu cầu quản lý của Quỹ.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, thỏa thuận cho vay giữa Quỹ và doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được lập thành văn bản và thỏa thuận cho vay bao gồm các nội dung sau đây:
- Thông tin về pháp nhân của Quỹ và doanh nghiệp nhỏ và vừa, địa điểm, thời điểm ký thỏa thuận;
- Các thỏa thuận về số tiền cho vay, mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn vay, đồng tiền cho vay, phương thức cho vay, giải ngân vốn vay, lãi suất cho vay, chuyển vốn vay, thu hồi lãi, gốc vốn vay, biện pháp bảo đảm tiền vay và dự phòng, xử lý rủi ro (nếu có), hiệu lực của thỏa thuận cho vay;
- Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng bên trong quá trình cho vay; cách thức giải quyết tranh chấp, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và các thỏa thuận khác theo yêu cầu quản lý của Quỹ.
Thỏa thuận cho vay trực tiếp giữa Quỹ phát triển DNNVV và doanh nghiệp nhỏ và vừa có bắt buộc lập thành văn bản không? (hình từ internet)
Thời hạn Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cho vay trực tiếp được xác định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Mức cho vay, thời hạn cho vay
1. Mức cho vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối đa không quá 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án. Tổng mức cho vay của Quỹ đối với một doanh nghiệp nhỏ và vừa không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Quỹ.
2. Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và điều kiện cụ thể của từng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nhưng tối đa không quá bảy 07 năm.
Như vậy, thời hạn Qũy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cho vay trực tiếp được xác định phù hợp với khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và điều kiện cụ thể của từng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nhưng tối đa không quá bảy 07 năm.
Hồ sơ đề nghị cho vay trực tiếp bao gồm những gì? Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nộp hồ sơ tại đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cho vay trực tiếp
1. Hồ sơ đề nghị vay vốn gồm có:
a) Giấy đề nghị vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
b) Hồ sơ dự án, phương án sản xuất kinh doanh và các văn bản, tài liệu khác chứng minh doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị vay vốn tại trụ sở của Quỹ hoặc qua bưu điện.
3. Quỹ có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định tính đầy đủ của hồ sơ đề nghị vay vốn; thẩm định tính khả thi của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và các điều kiện cho vay khác theo quy định tại Nghị định này; quyết định cho vay và thông báo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trường hợp từ chối cho vay, Quỹ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
4. Quỹ có trách nhiệm ban hành quy trình thẩm định, ra quyết định cho vay trực tiếp theo nguyên tắc đảm bảo phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức liên quan trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay.
5. Trường hợp cần thiết, Hội đồng thành viên xem xét, quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt cho vay để ra quyết định cho vay.
6. Quỹ có quyền thuê tư vấn độc lập hoặc thành lập Tổ tư vấn cho vay gồm nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia theo lĩnh vực chuyên môn để tư vấn cho vay.
Như vậy, hồ sơ đề nghị cho vay trực tiếp bao gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Hồ sơ dự án, phương án sản xuất kinh doanh và các văn bản, tài liệu khác chứng minh doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 16 Nghị định 39/2019/NĐ-CP.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nộp hồ sơ đề nghị vay vốn tại trụ sở của Quỹ hoặc qua bưu điện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?