Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế khi vắng mặt 01 trong những người thừa kế được quy định như thế nào?
Điều kiện trở thành người thừa kế là gì?
Do anh không cung cấp thông tin về người để lại di sản thừa kế có mối quan hệ như thế nào với những người anh cho là có quyền hưởng thừa kế nói trên.
Nên giả sử đó là di sản thừa kế do ông bà của anh để lại cho bố của anh cùng các cô chú của anh thì người viết xin được trả lời theo hướng như sau:
Căn cứ Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015:
Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người thừa kế là những người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng theo quy định về Thừa kế thế vị tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế khi vắng mặt 01 trong những người thừa kế được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Người thừa kế thế vị là ai?
Căn cứ vào Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Xét sự việc của bạn thì:
– Trường hợp 1: Người cậu và người cô đã mất của anh mất bạn mất sau ông/bà của bạn (người để lại di sản) thì họ đương nhiên không được hưởng di sản thừa kế và con của họ cũng không thuộc diện thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp 2: Người cậu và người cô đã mất của anh mất trước hoặc cùng thời điểm với ông/bà của bạn thì con của 02 người này được hưởng thừa kế thế vị phần di sản mà cha mẹ của họ được hưởng.
Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế khi vắng mặt 01 trong những người thừa kế được quy định như thế nào?
Giả sử những người thừa kế thuộc trường hợp 02 kể trên thì gia đình anh có thể tiến hành như sau:
Gia đình anh có thể làm văn bản thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế của các đồng thừa kế (Theo Điều 659 và Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015) (bao gồm cô, chú đang còn sống, những người cháu là người thừa kế thế vị) và có thể thỏa thuận về việc các thừa kế đồng ý tặng cho phần di sản mà họ được nhận cho bố của anh.
Rồi công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản này. Tuy nhiên, để có thể được công chứng thì yêu cầu phải có sự đồng ý của tất cả các đồng thừa kế. (Theo Điều 57 Luật Công chứng 2014)
Do đó, đối với trường hợp người cháu sống ở bên Mỹ và hiện chưa có liên lạc thì gia đình anh có thể xử lý theo hướng:
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản trên, các thừa kế thống nhất để lại 01 phần di sản cho người cháu và cử người quản lý di sản hộ người này cho đến khi người liên lạc được với người cháu này.
Nếu văn bản thỏa thuận phân chia di sản nói trên được công chứng hợp pháp và có phát sinh tranh chấp nào từ những thỏa thuận đó thì đó là cơ sở để bố của anh làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với ngôi nhà đó.
Lưu ý: Người thừa kế không được thuộc vào các trường hợp không được quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 và từ chối nhận di sản tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?