Thời điểm được công nhận chính thức là tổ trưởng tổ dân phố là khi nào? Tỷ lệ phiếu chính xác để được trúng cử là bao nhiêu?
Tổ chức bầu cử tổ trưởng tổ dân phố như thế nào?
Tại Điều 7 hướng dẫn thi hành các điều 11, điều 14, điều 16, điều 22 và điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN quy định về bầu cử tổ trưởng tổ dân phố như sau:
Tổ chức bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
Tùy theo điều kiện của từng địa phương mà việc bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có thể tổ chức kết hợp tại hội nghị thôn, tổ dân phố hoặc tổ chức thành cuộc bầu cử riêng.
Trường hợp tổ chức thành cuộc bầu cử riêng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn quy trình, thủ tục của cuộc bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố ở địa phương mình phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó thì việc bầu cử tổ trưởng tổ dân phố có thể thực hiện theo hai cách là tổ chức kết hợp tại hội nghị thôn, tổ dân phố hoặc tổ chức thành cuộc bầu cử riêng.
Tỷ lệ phiếu chính xác để được trúng cử tổ trưởng tổ dân phố là bao nhiêu?
Về việc tỷ lệ phiếu bầu để trúng cử tổ trưởng tổ dân phố được quy định tại điểm e khoản 2 Điều 8 hướng dẫn thi hành các điều 11, điều 14, điều 16, điều 22 và điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN, cụ thể như sau:
Bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tại hội nghị thôn, tổ dân phố
...
2. Việc bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo trình tự sau đây:
...
e) Tiến hành bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố:
- Việc bầu cử có thể bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định;
- Nếu bầu bằng hình thức giơ tay, Tổ bầu cử trực tiếp đếm số biểu quyết. Nếu bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín, Tổ bầu cử làm nhiệm vụ kiểm phiếu.
- Tổ bầu cử tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu; mời đại diện cử tri không phải là người ứng cử có mặt tại đó chứng kiến việc kiểm phiếu.
Kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử lập biên bản kiểm phiếu. Biên bản kiểm phiếu phải ghi rõ: Tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của thôn, tổ dân phố; số cử tri tham gia hội nghị; số phiếu phát ra; số phiếu thu vào; số phiếu hợp lệ; số phiếu không hợp lệ; số phiếu và tỷ lệ bầu cho mỗi người ứng cử so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình toàn thôn, tổ dân phố.
Người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là người đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố.
Biên bản kiểm phiếu lập thành 03 bản, có chữ ký của các thành viên Tổ bầu cử.
Theo đó trường hợp này anh Bình đã có trên 60% số phiếu bầu nếu tất cả đều được xem là hợp lệ với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố thì anh Bình đã trúng cử trở thành tổ trưởng tổ dân phố.
Thời điểm được công nhận chính thức là tổ trưởng tổ dân phố là khi nào?
Nội dung này được quy định tại Điều 12 Thông tư 04/2012/TT-BNV (Được sửa đổi bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV) cụ thể như sau:
Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
1. Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố:
a) Trên cơ sở thống nhất với Chi ủy Chi bộ, Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố đề cử danh sách để Hội nghị của thôn, tổ dân phố bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; tại hội nghị này, cử tri tại thôn, tổ dân phố có thể tự ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử. Căn cứ kết quả bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Thời điểm tổ chức bầu được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Chương 2 Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
2. Nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố:
a) Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm kỳ là 2,5 năm (hai năm rưỡi) hoặc 05 năm (năm năm) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thống nhất và phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương. Trường hợp do thành lập thôn mới, tổ dân phố mới hoặc khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trong thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày có quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời.
b) Nhiệm kỳ của Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố, thực hiện theo nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
Đồng thời, tại Điều 9 hướng dẫn thi hành các điều 11, điều 14, điều 16, điều 22 và điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN có nêu:
Việc công nhận kết quả bầu cử
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Tổ trưởng tổ bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc quyết định bầu cử lại; trường hợp không ra quyết định công nhận hoặc quyết định bầu cử lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì Tổ trưởng tổ dân phố chỉ được chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của UBND cấp xã (ở đây là UBND phường).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?