Thời điểm gửi chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại được xác định ra sao khi chứng từ điện tử không rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo?
- Thời điểm gửi chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại được xác định ra sao khi chứng từ điện tử không rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo?
- Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc khi nào?
- Khi giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử thì địa điểm nào không được xem là địa điểm kinh doanh của các bên?
Thời điểm gửi chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại được xác định ra sao khi chứng từ điện tử không rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo?
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về thời điểm, địa điểm gửi và nhận chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại:
Thời điểm, địa điểm gửi và nhận chứng từ điện tử
1. Thời điểm gửi một chứng từ điện tử là thời điểm chứng từ điện tử đó rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hay đại diện của người khởi tạo. Trong trường hợp chứng từ điện tử không rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hay đại diện của người khởi tạo, thời điểm gửi là thời điểm nhận được chứng từ điện tử.
2. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, thời điểm nhận một chứng từ điện tử là thời điểm chứng từ điện tử đó tới được địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra và có thể truy cập được.
3. Địa điểm kinh doanh của người khởi tạo được coi là địa điểm gửi chứng từ điện tử và địa điểm kinh doanh của người nhận được coi là địa điểm nhận chứng từ điện tử.
Như vậy, trong trường hợp chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại không rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hay đại diện của người khởi tạo thì thời điểm gửi là thời điểm nhận được chứng từ điện tử.
Lưu ý: trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, thời điểm nhận một chứng từ điện tử là thời điểm chứng từ điện tử đó tới được địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra và có thể truy cập được.
Thời điểm gửi chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại được xác định ra sao khi chứng từ điện tử không rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo? (Hình từ Internet)
Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc khi nào?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và khoản 2 Điều 2 Nghị định 85/2021/NĐ-CP thì:
Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc nếu đáp ứng cả hai điều kiện sau:
- Có sự bảo đảm đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ thời điểm thông tin được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử;
- Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
Trong đó,
Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị chứng từ điện tử.
Tiêu chí về sự bảo đảm đủ tin cậy là khi một trong những biện pháp sau được áp dụng trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên trao đổi và sử dụng chứng từ điện tử:
- Ký chứng từ điện tử bằng chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hợp pháp cấp;
- Lưu trữ chứng từ điện tử tại hệ thống của một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử mà các bên thỏa thuận lựa chọn;
- Có sự bảo đảm từ phía thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng cho việc khởi tạo, gửi và lưu trữ chứng từ điện tử về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử trong quá trình gửi và lưu trữ trên hệ thống;
- Biện pháp khác mà các bên thống nhất lựa chọn.
Khi giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử thì địa điểm nào không được xem là địa điểm kinh doanh của các bên?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về địa điểm kinh doanh của các bên khi giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử như sau:
Địa điểm kinh doanh của các bên
1. Địa điểm kinh doanh của mỗi bên là địa điểm do bên đó chỉ ra, trừ khi bên khác nêu rõ bên đó không có địa điểm kinh doanh tại địa điểm này.
2. Trong trường hợp một bên có nhiều địa điểm kinh doanh nhưng không chỉ ra địa điểm kinh doanh nào thì địa điểm kinh doanh là địa điểm có mối quan hệ mật thiết nhất với hợp đồng liên quan xét tới mọi bối cảnh trước và tại thời điểm giao kết hợp đồng.
3. Trong trường hợp một cá nhân không có địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh là nơi đăng ký thường trú của cá nhân đó.
4. Một địa điểm không được coi là địa điểm kinh doanh nếu địa điểm đó chỉ là nơi đặt máy móc, thiết bị công nghệ của hệ thống thông tin do một bên sử dụng để giao kết hợp đồng hoặc chỉ là nơi các bên khác có thể truy cập hệ thống thông tin đó.
5. Một địa danh gắn với tên miền hay địa chỉ thư điện tử của một bên không nhất thiết liên quan tới địa điểm kinh doanh của bên đó.
Như vậy, một địa điểm không được coi là địa điểm kinh doanh khi giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử nếu địa điểm đó chỉ là nơi đặt máy móc, thiết bị công nghệ của hệ thống thông tin do một bên sử dụng để giao kết hợp đồng hoặc chỉ là nơi các bên khác có thể truy cập hệ thống thông tin đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?
- Tổng hợp hệ thống các cấp bậc hàm công an nhân dân và chức danh theo quy định pháp luật mới nhất?
- Thông tư 104/2024 thay thế, bãi bỏ quy định, mẫu biểu liên quan đến kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại các Thông tư liên tịch?
- Mẫu KPI kế toán trưởng? Mẫu đánh giá kế toán trưởng? Tải về Mẫu KPI kế toán trưởng file excel mới nhất?