Thời điểm xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo cấp Phòng của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là khi nào?
- Thời điểm xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo cấp Phòng của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là khi nào?
- Thời hạn giữ chức vụ trong trường hợp cán bộ lãnh đạo cấp Phòng được kéo dài thời gian giữ chức vụ là bao lâu?
- Lấy ý kiến về việc kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo cấp Phòng theo nguyên tắc nào?
Thời điểm xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo cấp Phòng của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là khi nào?
Thời điểm xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ được quy định tại khoản 1 Điều 29 Quy định trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp Phòng, Khoa và tương đương của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1788/QĐ-BLĐTBXH năm 2019 như sau:
Thời điểm xem xét bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ và thời hạn giữ chức vụ
1. Thời điểm xem xét bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ
a) Chậm nhất là 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, đơn vị phải tiến hành trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vu để quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền (Bộ hoặc Thủ trưởng đơn vị) xem xét, quyết định bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại; kéo dài thời gian giữ chức vụ hoặc không kéo dài thời gian giữ chức vụ.
b) Quyết định bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ phải được công bố trước ít nhất 01 ngày làm việc tính đến ngày hết thời hạn bổ nhiệm.
...
Như vậy, theo quy định, thời điểm xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo cấp Phòng của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm.
Lưu ý: Quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ phải được công bố trước ít nhất 01 ngày làm việc tính đến ngày hết thời hạn bổ nhiệm.
Thời điểm xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo cấp Phòng của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là khi nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn giữ chức vụ trong trường hợp cán bộ lãnh đạo cấp Phòng được kéo dài thời gian giữ chức vụ là bao lâu?
Thời hạn giữ chức vụ được quy định tại khoản 2 Điều 29 Quy định trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp Phòng, Khoa và tương đương của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1788/QĐ-BLĐTBXH năm 2019 như sau:
Thời điểm xem xét bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ và thời hạn giữ chức vụ
...
2. Thời hạn giữ chức vụ
a) Lãnh đạo cấp Phòng khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn đủ 05 năm công tác trở lên, nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn và được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm lại là 05 năm.
b) Lãnh đạo cấp Phòng khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn từ đủ 02 năm đến dưới 05 năm công tác, nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn và được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm lại được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
c) Lãnh đạo cấp Phòng khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác, nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn và được kéo dài thời gian giữ chức vụ thì thời hạn kéo dài thời gian giữ chức vụ được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Như vậy, theo quy định, trường hợp cán bộ lãnh đạo cấp Phòng khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác, nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn và được kéo dài thời gian giữ chức vụ thì thời hạn kéo dài thời gian giữ chức vụ được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu.
Lấy ý kiến về việc kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo cấp Phòng theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc lấy ý kiến được quy định tại khoản 2 Điều 31 Quy định trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp Phòng, Khoa và tương đương của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1788/QĐ-BLĐTBXH năm 2019 như sau:
Trình tự, thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ
1. Lãnh đạo cấp Phòng còn thời gian công tác theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 29, Chương V của Quy định này thuộc trường hợp xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ phải làm báo cáo việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ (nội dung báo cáo như quy định tại Khoản 1, Điều 30, Chương V của Quy định này).
2. Cơ quan, bộ phận tham mưu công tác tổ chức cán bộ tổng hợp, báo cáo Thủ trưởng đơn vị tổ chức cuộc họp liên tịch, gồm: cấp ủy đơn vị, lãnh đạo đơn vị, Chủ tịch Công đoàn đơn vị, Bí thư đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của đơn vị để thảo luận, nhận xét, đánh giá về nhân sự kéo dài thời gian giữ chức vụ; sau đó tiến hành lấy ý kiến bằng hình thức bỏ phiếu kín, theo nguyên tắc: nhân sự dự kiến kéo dài thời gian giữ chức vụ phải được trên 50% số thành viên dự họp tán thành; nếu đạt 50% thì Thủ trưởng đơn vị xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó hoặc trình Bộ xem xét, quyết định theo phân cấp quản lý công chức, viên chức của Bộ; nếu dưới 50% thì quyết định không kéo dài thời gian giữ chức vụ.
...
Như vậy, theo quy định, việc lấy ý kiến về việc kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo cấp Phòng được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín, theo nguyên tắc:
- Nhân sự dự kiến kéo dài thời gian giữ chức vụ phải được trên 50% số thành viên dự họp tán thành;
- Nếu đạt 50% thì Thủ trưởng đơn vị xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó hoặc trình Bộ xem xét, quyết định theo phân cấp quản lý công chức, viên chức của Bộ;
- Nếu dưới 50% thì quyết định không kéo dài thời gian giữ chức vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?