Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp là tối đa bao nhiêu tháng theo quy định?
- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội có bao gồm người lang thang xin ăn hay không?
- Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp là tối đa bao nhiêu tháng theo quy định?
- Chính sách trợ giúp xã hội có thể được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ hay không?
Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội có bao gồm người lang thang xin ăn hay không?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về Đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở trợ giúp xã hội) như sau:
Đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở trợ giúp xã hội)
1. Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 5 của Nghị định này thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;
b) Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
c) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:
a) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
b) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
c) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú theo quy định.
Ngoài ra, các đối tượng sau cũng thuộc về đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội
- Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
- Trẻ em trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp là tối đa bao nhiêu tháng theo quy định?
Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp là tối đa bao nhiêu tháng theo quy định? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về Đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở trợ giúp xã hội) như sau:
Đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở trợ giúp xã hội)
...
3. Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động là đối tượng thuộc diện chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 03 tháng. Trường hợp quá 3 tháng mà không thể đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng thì cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở trợ giúp xã hội xem xét, quyết định giải pháp phù hợp.
5. Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:
a) Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;
b) Người không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.
Thêm vào đó, như đã phân tích ở trên thì đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội
- Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
- Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp nêu trên tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 03 tháng.
Trường hợp quá 3 tháng mà không thể đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng thì cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở trợ giúp xã hội xem xét, quyết định giải pháp phù hợp.
Chính sách trợ giúp xã hội có thể được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội như sau:
Nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội
1. Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng.
2. Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.
Như vậy, Chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?