Thời gian chuyển đổi sang trồng chè hữu cơ phải mất thời gian tối thiểu là bao lâu? Cách chọn giống chè như thế nào?

Tôi đang trồng chè tại Phú Thọ nay tôi muốn chuyển sang mô hình trồng chè hữu cơ thì phải mất thời gian chuyển đổi tối thiểu là bao nhiêu? Cách chọn giống chè hữu cơ đạt tiêu chuẩn như thế nào? Có thể sử dụng các loại phân bón nào? - Câu hỏi của chị Phúc đến từ Phú Thọ.

Thời gian chuyển đổi sang trồng chè hữu cơ phải mất thời gian tối thiểu là bao lâu?

Chè hữu cơ

Chè hữu cơ (Hình từ Internet)

Theo quy định tại tiết 5.1.2 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-6:2018 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 6: Chè hữu cơ thì thời gian chuyển đổi đối với chè hữu cơ phải ít nhất là 18 tháng từ thời điểm bắt đầu áp dụng sản xuất hữu cơ.

Ngoại trừ các trường hợp thời gian chuyển đổi có thể được rút ngắn nếu có bằng chứng về việc:

- Không sử dụng các chất không thuộc danh mục vật tư, nguyên liệu đầu vào được phép sử dụng cho sản xuất hữu cơ được nêu trong Bảng A.1 và Bảng A.2 của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017;

- Không thực hiện các hoạt động bị cấm trong sản xuất hữu cơ, trong thời gian không ít hơn 12 tháng.

Thời gian chuyển đổi sau khi rút ngắn không được ít hơn 6 tháng.

Thời gian chuyển đổi có thể được bỏ qua nếu sử dụng đất nguyên sơ (không phải là rừng nguyên sinh) hoặc đất hoang hóa.

Lưu ý: Trong thời gian chuyển đổi này chè được trồng không được xem là sản phẩm chè hữu cơ.

Bên cạnh đó trường hợp chị không muốn chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng chè hiện tại sang trồng chè hữu cơ thì phải chia diện tích sản xuất thành từng khu vực nhỏ, trong đó phân biệt rõ giống chè cũng như diện tích và biện pháp canh tác giữa khu vực trồng chè hữu cơ với khu vực không sản xuất hữu cơ.

Cơ sở có thể mở rộng dần phạm vi trồng chè hữu cơ bằng cách áp dụng tiêu chuẩn này ngay từ khi bắt đầu việc chuyển đổi trên các diện tích thích hợp.

Cách chọn giống chè hữu cơ đạt tiêu chuẩn như thế nào?

Về cách chọn giống chè hữu cơ đạt chuẩn chị Phúc có thể tham khảo quy định tại tiết 5.1.6 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-6:2018, cụ thể như sau:

Chọn giống chè và vật liệu nhân giống
5.1.6.1 Chọn giống chè đưa vào sản xuất hữu cơ có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương, chống chịu sinh vật gây hại và đảm bảo duy trì chất lượng giống trong quá trình sản xuất.
5.1.6.2 Không được sử dụng vật liệu nhân giống biến đổi gen.
5.1.6.3 Nên sử dụng giống chè bản địa.
5.1.6.4 Ưu tiên sử dụng vật liệu nhân giống hữu cơ. Nếu không có sẵn vật liệu nhân giống hữu cơ thì sử dụng vật liệu thu được từ cây chè đã được canh tác theo phương thức hữu cơ ít nhất hai vụ thu hoạch.
5.1.6.5 Sử dụng giống chè không qua xử lý hoặc chỉ xử lý bằng phương pháp vật lý, cơ học, sinh học. Nếu phải sử dụng giống được xử lý bằng hóa chất thì các chất đó phải được nêu trong Bảng A.2 của TCVN 11041-2:2017 và phải loại bỏ các chất đó ra khỏi vật liệu nhân giống trước khi sử dụng.
5.1.6.6 Nên trồng nhiều giống chè trên một khu vực canh tác.

Như vậy để chọn lựa được giống chè và vật liệu nhân giống đạt chuẩn hữu cơ thì chị cần lưu ý các quy định nêu trên.

Khi trồng chè hữu cơ thì chọn lựa phân bón như thế nào?

Tại tiết 5.1.9 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-6:2018 quy định về sử dụng phân bón trong trồng chè hữu cơ như sau:

Quản lý phân bón
5.1.9.1 Yêu cầu chung
a) Không được sử dụng nhóm phân bón hóa học, kể cả phân bón hòa tan bằng phương pháp hóa học như superphosphat. Tuy nhiên, có thể sử dụng phân bón được sản xuất bằng phương pháp gia nhiệt như nung chảy [ví dụ: thermophosphat (phân lân nung chảy)].
b) Trong trường hợp việc sử dụng nhóm phân bón hữu cơ và nhóm phân bón sinh học không đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây chè, có thể sử dụng các loại phân bón và chất ổn định đất khác được nêu trong Bảng A.1 của TCVN 11041-2:2017.
Phân khoáng sử dụng cho sản xuất chè hữu cơ phải là phân khoáng thiên nhiên và chỉ để bổ sung cho các phương pháp sinh học nhằm tăng độ phì của đất.
CHÚ THÍCH: Đối với nhu cầu các chất dinh dưỡng đa lượng của cây chè, có thể sử dụng các vật liệu hữu cơ tự nhiên sau đây:
- Nguồn nitơ: cây phân xanh (đặc biệt là cây họ Đậu), bột hạt neem và bột huyết khô;
- Nguồn phospho: bột đá phosphat, bột xương, phân gà, phân dơi, hạt nghiền, tro củi và rong biển;
- Nguồn kali: tro, trấu và một số loại đá chứa kali.
c) Lượng nitơ trong phân bón cho cây chè không được lớn hơn 60 kg/1000 m2/vụ (600 kg/ha/vụ).
5.1.9.2 Nhóm phân bón hữu cơ
a) Có thể sử dụng các loại phân bón hữu cơ truyền thống hoặc các chế phẩm phân bón hữu cơ. Lượng phân bón cho chè phụ thuộc vào từng thời kì sinh trưởng của cây.
b) Đối với phân bón hữu cơ khoáng, thành phần khoáng (thành phần dinh dưỡng đa lượng) phải có nguồn gốc thiên nhiên.
c) Phân động vật (thu được từ trại chăn nuôi và từ bên ngoài) phải được ủ hoai mục hoàn toàn trước khi sử dụng.
Nên ủ phân trên vườn chè. Để làm hoai mục phân ủ, có thể dùng các vi sinh vật thích hợp hoặc các chế phẩm có nguồn gốc thực vật. Phân ủ phải được giữ nơi mát, có che phủ để tránh tổn thất chất dinh dưỡng do mưa, nắng gây ra.
Nên sử dụng phân chuồng hoai mục từ cơ sở chăn nuôi hữu cơ.
d) Đối với phân xanh, nên sử dụng cây họ Đậu. Cây phân xanh cũng cần được canh tác hữu cơ.
CHÚ THÍCH: Các loại cây phân xanh được trồng để tạo độ che phủ và tạo chất hữu cơ cho đất, đồng thời loại bỏ bớt cỏ dại và cung cấp đạm cho đất. Cần lựa chọn loại cây phân xanh thích hợp với điều kiện cụ thể tại vườn chè, có sinh khối lớn, sinh trưởng và phát triển khỏe, bộ rễ ăn sâu và là cây có khả năng cố định đạm tự do. Cây phân xanh thường sử dụng là cốt khí (Tephrosia candida DC.), lạc dại [Arachis pintoi Krapov. & W.C.Gregory], điền thanh [Sesbania rostrata Bremek. & Oberm.], muồng lá nhọn (Indigofera zollingeriana Miq.), muồng vàng (Crotalaria pallida Aiton), keo dậu [Leucaena leucocephala (Lam.) de Wit] v.v...
e) Phải kiểm tra và lưu hồ sơ về nguồn hạt giống cây phân xanh, phân ủ, phân động vật và các chất bổ sung khác, bao gồm cả lượng sử dụng và giám sát quản lý độ phì của đất. Cũng cần lưu hồ sơ về máy cơ giới nông nghiệp được sử dụng cùng với ngày vận hành.
5.1.9.3 Nhóm phân bón sinh học
Sử dụng nhóm phân bón sinh học (bao gồm phân bón sinh học và phân bón vi sinh) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Chè hữu cơ
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13913:2023 xác định khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển thế nào?
Pháp luật
TCVN 13915-1:2023 về Chất lượng nước - Các phép đo sinh lý và sinh hóa trên cá - Lấy mẫu cá, xử lý và bảo quản mẫu thế nào?
Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ hằng ngày là gì? Có dạng như thế nào? Công thức xác định độ thấm hút của băng vệ sinh phụ nữ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Pháp luật
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Pháp luật
TCVN 13724-5:2023 về Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp - Cụm lắp ráp dùng cho mạng phân phối trong lưới điện công cộng?
Pháp luật
Đất cây xanh sử dụng công cộng là gì? Thiết kế quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-2:2023 IEC 61439-2:2020 về đặc tính giao diện của cụm đóng cắt và điều khiển nguồn điện lực?
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chè hữu cơ
2,295 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chè hữu cơ Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chè hữu cơ Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào