Thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm đối với thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh là khi nào?
- Thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm đối với thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh là khi nào?
- Thời hạn đăng ký giao dịch bảo đảm cho việc thế chấp tài sản đã hình thành cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh là khi nào?
- Bên thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh có trách nhiệm như thế nào đối với giao dịch bảo đảm?
- Chế độ báo cáo định kỳ về tài sản thế chấp của khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được quy định như thế nào?
Thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm đối với thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh là khi nào?
Thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm đối với thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 10/2016/TT-BTC như sau:
Thời hạn đăng ký giao dịch bảo đảm
1. Đối với việc thế chấp tài sản đã hình thành:
a) Trong vòng 30 ngày sau khi Hợp đồng thế chấp tài sản được ký kết và công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, Bên thế chấp thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
b) Trong vòng 10 ngày sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp hoặc Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có chứng nhận của cơ quan đăng ký, Bên thế chấp nộp lại cho Bên nhận thế chấp.
...
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm đối với thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh là trong 30 ngày sau khi Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai được ký kết và công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm đối với thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh là khi nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn đăng ký giao dịch bảo đảm cho việc thế chấp tài sản đã hình thành cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh là khi nào?
Thời hạn đăng ký giao dịch bảo đảm cho việc thế chấp tài sản đã hình thành cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 10/2016/TT-BTC như sau:
Thời hạn đăng ký giao dịch bảo đảm
…
2. Đối với việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai:
a) Trong vòng 30 ngày sau khi Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai được ký kết và công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, Bên thế chấp thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm.
b) Trong vòng 10 ngày sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp hoặc Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có chứng nhận của cơ quan đăng ký, Bên thế chấp nộp lại cho Bên nhận thế chấp.
c) Phụ lục Hợp đồng thế chấp tài sản trong năm có phát sinh mới được ký kết và công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, căn cứ vào xác nhận của công ty kiểm toán độc lập và hoàn thành trước ngày 30/6 của năm liền kề năm phát sinh.
d) Bên thế chấp thực hiện việc ký kết Phụ lục Hợp đồng thế chấp tài sản và đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm nếu có sai khác so với thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản hình thành trong tương lai trong vòng 30 ngày sau khi hoàn thành quyết toán Dự án.
đ) Trong vòng 10 ngày sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm sửa đổi do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp hoặc Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có chứng nhận của cơ quan đăng ký, Bên thế chấp nộp lại cho Bên nhận thế chấp.
3. Bên thế chấp nộp cho Bên nhận thế chấp các hồ sơ gốc khác có liên quan đến tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm cùng với Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có chứng nhận của cơ quan đăng ký.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn đăng ký giao dịch bảo đảm cho việc thế chấp tài sản đã hình thành cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh trong vòng 30 ngày sau khi Hợp đồng thế chấp tài sản được ký kết và công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, Bên thế chấp thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
Bên thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh có trách nhiệm như thế nào đối với giao dịch bảo đảm?
Bên thế châp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh có trách nhiệm như thế nào đối với giao dịch bảo đảm, thì theo quy định tại Điều 13 Thông tư 10/2016/TT-BTC như sau:
Trách nhiệm của Bên thế chấp
1. Phối hợp với Bộ Tài chính để ký kết Hợp đồng thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh trước khi Bộ Tài chính phát hành Thư bảo lãnh.
2. Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện đánh giá hoặc kiểm kê định kỳ, đột xuất tài sản thế chấp theo quy định và báo cáo Bên nhận thế chấp về kết quả đánh giá, kiểm kê.
4. Thanh toán mọi chi phí phát sinh liên quan đến việc đăng ký tài sản thế chấp.
5. Mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp thông tin chính xác, trung thực, kịp thời về tình hình tài sản thế chấp cho Bên nhận thế chấp và tuân thủ chế độ báo cáo đầy đủ, đúng hạn theo quy định tại Thông tư này.
7. Quản lý, sử dụng tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh đúng mục đích và theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Theo đó, đối với giao dịch bảo đảm thì bên thế châp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh có các trách nhiệm sau:
- Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật;
- Quản lý, sử dụng tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh đúng mục đích và theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Chế độ báo cáo định kỳ về tài sản thế chấp của khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được quy định như thế nào?
Chế độ báo cáo định kỳ về tài sản thế chấp của khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 10/2016/TT-BTC như sau:
Chế độ báo cáo
1. Báo cáo định kỳ
Trước ngày 30/6 hàng năm, Bên thế chấp có trách nhiệm gửi báo cáo cho Bên nhận thế chấp về tình hình tài sản thế chấp của khoản vay được Chính phủ bảo lãnh đến ngày 31/12 của năm liền kề trước đó kèm theo xác nhận của Công ty kiểm toán độc lập theo mẫu tại Phụ lục 5 hoặc Phụ lục 6 của Thông tư này.
2. Báo cáo đột xuất và báo cáo theo yêu cầu
Khi có yêu cầu hoặc khi giá trị tài sản thế chấp biến động bất thường trên 10% tổng giá trị tài sản thế chấp so với lần báo cáo gần nhất, Bên thế chấp có trách nhiệm báo cáo ngay cho Bên nhận thế chấp về những thay đổi liên quan đến tài sản thế chấp theo mẫu tại Phụ lục 5 hoặc Phụ lục 6 của Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo định kỳ về tài sản thế chấp của khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được quy định
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?