Thời gian để gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tối đa là bao lâu?
- Thời gian để gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tối đa là bao lâu?
- Trong thời hạn bao lâu khi nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại?
- Cá nhân đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen có được đưa nguồn gen đó ra nước ngoài hay không?
Thời gian để gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tối đa là bao lâu?
Thời gian để gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại Điều 12 Nghị định 59/2017/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen (sau đây gọi là hồ sơ đề nghị) được gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc gửi qua đường bưu điện. Hồ sơ đề nghị, bao gồm:
a) Bản sao văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Hợp đồng ký giữa các bên liên quan đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Văn bản chấp thuận của bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật đối với trường hợp tiếp cận nguồn gen thuộc danh mục nguồn gen tiếp cận, sử dụng có điều kiện;
d) Tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này đối với trường hợp cá nhân nộp hồ sơ đề nghị.
2. Thời gian để gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tối đa là 12 tháng, tính từ ngày văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen được phát hành. Hồ sơ đề nghị gửi sau thời hạn này được xem là không hợp lệ.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thời gian để gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tối đa là 12 tháng kể từ ngày văn bản xác nhận đăng ký tiếp nhận nguồn gen được phát hành.
Thời gian để gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tối đa là bao lâu? (Hình từ internet)
Trong thời hạn bao lâu khi nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại?
Thời hạn khi nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại được quy định tại Điều 13 Nghị định 59/2017/NĐ-CP như sau:
Thẩm định và cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân để thông báo về một trong các trường hợp: chấp nhận hồ sơ hợp lệ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ. Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị là không quá 60 ngày, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về việc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
2. Tổ chức thẩm định:
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu không vì mục đích thương mại;
b) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định đối với hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại. Thành phần Hội đồng thẩm định, gồm: đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen và các chuyên gia.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trong thời hạn 90 ngày khi đã nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại.
Cá nhân đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen có được đưa nguồn gen đó ra nước ngoài hay không?
Cá nhân đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen có được đưa nguồn gen đó ra nước ngoài được quy định tại Điều 16 Nghị định 59/2017/NĐ-CP như sau:
Nội dung và thời hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen
1. Giấy phép tiếp cận nguồn gen được lập theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thời hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch tiếp cận nguồn gen tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen nhưng tối đa không quá 03 năm.
3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen có quyền đưa nguồn gen đó ra nước ngoài, trừ trường hợp nguồn gen thuộc danh mục nguồn gen bị cấm, hạn chế xuất khẩu.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cá nhân đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen được đưa nguồn gen đó ra nước ngoài, trừ trường hợp nguồn gen thuộc danh mục nguồn gen bị cấm, hạn chế xuất khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?