Thời gian đi khám mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp có được tính vào thời gian làm việc không?
Hiểu thế nào về bệnh nghề nghiệp?
Căn cứ khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 định nghĩa về bệnh nghề nghiệp như sau:
"9. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động."
Có bắt buộc phải tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại nơi làm việc không?
Theo Điều 1 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định về nội dung quản lý vệ sinh lao động như sau:
- Nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động bao gồm:
+ Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động;
+ Quan trắc môi trường lao động;
+ Khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp;
+ Kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng của yếu tố có hại trong môi trường lao động đối với sức khỏe;
+ Vệ sinh phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;
+ Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về công trình vệ sinh, phúc lợi tại nơi làm việc quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là sơ cứu, cấp cứu) và bảo đảm trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu.
- Hằng năm, cơ sở lao động sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở.
Và theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định về yêu cầu đối với việc quản lý sức khỏe người lao động như sau:
- Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động.
Như vậy, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là một trong những nội dung trong quản lý vệ sinh lao động và trong yêu cầu quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp nên người sử dụng lao động phải tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại nơi làm việc.
Suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp
Thời gian đi khám mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp có được tính vào thời gian làm việc không?
Căn cứ Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương như sau:
- Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
- Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
- Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
- Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.
- Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
- Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
- Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.
- Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động.
- Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.
- Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Theo đó, thời giờ đi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp sẽ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương.
Do đó, công ty anh sắp xếp thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động là đúng theo quy định về trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở. Nên khi bạn dành thời gian đi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, bạn vẫn sẽ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?