Thời gian hưởng phụ cấp ưu đãi có được tính khi giáo viên trường trung học cơ sở công lập nghỉ hè hay không?
- Giáo viên trường trung học cơ sở công lập có thuộc đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi hay không?
- Thời gian hưởng phụ cấp ưu đãi có được tính khi giáo viên trường trung học cơ sở công lập nghỉ hè hay không?
- Mức và cách tính phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên trung học cơ sở công lập như thế nào?
- Phương thức và nguồn chi trả cho phụ cấp ưu đãi cho giáo viên thực hiện thế nào?
Giáo viên trường trung học cơ sở công lập có thuộc đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi hay không?
Về đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi được quy định tại khoản 1 Mục 1 Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC gồm:
- Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập).
Được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);
- Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;
- Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Như vậy giáo viên tại trường trung học cơ sở công lập thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định trên. Tuy nhiên còn phải đáp ứng yêu cầu tại điểm a khoản 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC (Sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 27/2018/TT-BGDĐT) thì:
Phải đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15).
Hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các hạng có các kí tự đầu của mã số hạng là V.07) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi.
Thời gian hưởng phụ cấp ưu đãi có được tính khi giáo viên trường trung học cơ sở công lập nghỉ hè hay không? (Hình từ Internet)
Thời gian hưởng phụ cấp ưu đãi có được tính khi giáo viên trường trung học cơ sở công lập nghỉ hè hay không?
Theo điểm b khoản 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thì có các khoảng thời gian không được hưởng phụ cấp ưu đãi là:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;
- Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
Theo đó không có thời gian nghỉ hè, như vậy thời gian nghỉ hè của giáo viên trung học cơ sở công lập vẫn được tính thời gian hưởng phụ cấp ưu đãi.
Mức và cách tính phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên trung học cơ sở công lập như thế nào?
Về mức phụ cấp ưu đãi của giáo viên trung học cơ sở được quy định tại điểm b khoản 1 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC như sau:
"1. Mức phụ cấp
...
b) Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;"
Vậy mức phụ cấp đối với giáo viên tại các trường trung học cơ sở công lập sẽ là 30%
Về cách tính được quy định tại khoản 2 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC theo công thức như sau:
Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.
Như vậy chị dựa vào công thức trên để tính số tiền phụ cấp ưu đãi mà mình được hưởng.
Phương thức và nguồn chi trả cho phụ cấp ưu đãi cho giáo viên thực hiện thế nào?
Tại khoản 1 Mục III Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC có quy định mức phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng (kể cả thời gian nghỉ hè) và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Và tại khoản 2 Mục này có quy định nguồn chi trả sẽ do thủ trưởng cơ sở giáo dục căn cứ đối tượng, mức hưởng phụ cấp ưu đãi hướng dẫn tại Thông tư này lập dự toán chi trả phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo của đơn vị mình (theo mẫu đính kèm)
Sau đó gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp trước ngày 01/6 hàng năm để xét duyệt theo phân cấp hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?